Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

ThS Dương Thành Tài. Chiến lược lai tạo lúa cho vùng khó khăn ở ĐBSCL

 CHIẾN LƯỢC LAI TẠO LÚA CHO VÙNG KHÓ KHĂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

ThS. Dương Thành Tài 

DOWNLOAD  

Các vùng đất trồng lúa  khó khăn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu hướng mở rộng diện tích và gia tăng mức độ khó khăn trong tương lai. Vạch ra các chiến lược đúng là yếu tố quan trọng cho việc lai tạo các giống lúa cho vùng khó khăn, đáp ứng nhu cầu  lương  thực  ngày  càng  tăng  trong  điều  kiện  các  nguồn  tài  nguyên  ngày  càng  khan hiếm, suy thoái.
 

1. Các loại đất khó khăn ở ĐBSCL và xu hướng biến đổi
 

Đồng bằng sông Cửu Long có các loại đất khó khăn:
- Đất phèn (1,4 triệu ha): Các loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng  và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.
- Đất nhiễm mặn (0,75 triệu ha): Các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô. Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.
- Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía Tây-Bắc ĐBSCL). Đất trồng lúa ĐBSCL sẽ thay đổi dưới 3 tác động chính: họat động nông nghiệp của con người, việc xây dựng các đập thủy điện thượng nguồn và biến đổi khí hậu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét