Nghiên cứu tương tác giữa kiểu gen và môi trường của bộ giống lúa triển vọng trên đất phèn Đồng Tháp Mười năm 2014
GIỚI THIỆU
Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) là một phần của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 696.949 ha, trong đó đất phèn chiếm diện tích lớn nhất 273.659 ha (39,27%) (Phan Liêu và ctv., 1998). Đất phèn được phân ra thành đất phèn nặng, trung bình, và phèn nhẹ. Điều này đã tạo ra những “tiểu vùng sinh thái” khác nhau trong Đồng Tháp Mười, tác động trực tiếp đến sản xuất lúa ở mỗi vùng. Bên cạnh đó, một số vùng đã được qui hoạch, có đầu tư hệ thống đê bao chống lũ, để phát triển 03 vụ lúa/năm, tạo ra một sự thay đổi và hình thành các “tiểu vùng mới” gồm sinh thái canh tác lúa 2 vụ, lúa 3 vụ.
Giống lúa luôn là giải pháp quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của sản xuất, nhất là vùng khó khăn như ĐTM. Những giống lúa có tính chống chịu, thích ứng cao luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Về mặt khoa học, chúng ta không thể có những khuyến cáo giống, kỹ thuật canh tác “chung” đúng cho mọi trường hợp (Nguyễn Văn Luật, 2001). Chúng ta cần có những giống lúa phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Giống lúa giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự thành công trong việc khai thác vùng Đồng Tháp Mười qua kinh nghiêm 10 năm khai thác vùng này (Hồ Chín, 1997).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét