Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2021

2016. Tạ Kim Nhung. Nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen GWAS tiềm năng ứng dụng và những thách thức trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa (Oryza sativa)

 Nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (gwas – genome wide association study): tiềm năng ứng dụng và những thách thức trong nghiên cứu chọn tạo giống lúa (Oryza sativa) 

Tạ Kim Nhung 1,2 , Khổng Ngân Giang 1 , Phùng Thị Phương Nhung 1 ,  
Lê Huy Hàm 1 , Đỗ Năng Vịnh 1 , Stephane Jouannic 1,

DOWNLOAD

TÓM TẮT


Trong một thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc giải trình tự gen và xây dựng bản đồ điểm đa hình đơn nucleotide (SNP) có độ phân giải cao đã làm sáng tỏ nhiều yếu tố di truyền ở nhiều loại cây trồng, đặc biệt là ở cây lúa (Oryza sativa). Đối với các tính trạng nông học phức tạp như năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu của một quần thể lúa thì nghiên cứu liên kết trên toàn hệ gen (GWAS – Genome Wide Association Study) là công cụ vô cùng hữu hiệu. GWAS cung cấp cái nhìn đầu tiên, sâu sắc về các tính trạng nông học trong mối tương quan với kiểu gen, qua đó cung cấp một số lượng lớn các locus tính trạng số lượng (QTL) và gen tiềm năng cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong tổng quan này, chúng tôi sẽ thảo luận về nguyên lý, tiềm năng ứng dụng, cũng như những thách thức khi sử dụng GWAS trong các nghiên cứu tìm kiếm QTL và gen tiềm năng áp dụng cho các chương trình chọn tạo giống.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét