Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

2017. Lê Hùng Phong. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2011-2015)

Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2011-2015) 

Lê Hùng Phong 1 , Nguyễn Trí Hoàn 1 , Lê Diệu My 1 ,  Nguyễn Văn Năm 1 , Nguyễn Văn Thư 1 , Nguyễn Thị Trâm 2 ,  Nguyễn Thành Tài 3  

DOWNLOAD

TÓM TẮT


Để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển lúa lai trong nước, góp phần hoàn thành mục tiêu mở rộng và phát triển sản xuất lúa lai đáp ứng được mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt đồng thời tăng thị phần giống lúa lai được chon tạo và sản xuất trong nước dần thay hế giống nhập nội đáp ứng được yêu cầu của sản xuất về giống lúa lai. Giai đoạn 2011-2015, Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm đã được bộ NN&PTNT giao chủ trì thực hiện đề tài” Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai 2, 3 dòng cho các tỉnh phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long”. Kết quả thực hiện đã chọn lọc, làm thuần và đưa vào sử dụng lai tạo giống mới 05 dòng CMS mới gồm: 211A, 279A, 12A, 13A, CT6A-7. Làm thuần và sử dụng 05 dòng TGMS mới: AMS34S, AMS35S, AMS36S, AMS37S, T1S-96BB và 01 dòng TGMS mới được cải tạo, làm thuần từ nguồn nhập nội: AMS30S. Chọn tạo được 17 dòng bố mới đưa vào sử dụng, trong đó: 10 dòng bố mang gen kháng bạc lá đã thuần đưa vào sử dụng lai tạo ra tổ hợp mới; 05 dòng bố mới ngắn ngày mang gen kháng rầy nâu và đạo ôn; 02 dòng hai dòng bố thơm. Đã công nhận 2 giống lúa lai 3 dòng là Nam ưu 209 (công nhận chính thức) và Nam ưu 901 (Công nhận tạm thời); Đã công nhận 4 giống lúa lai 2 dòng là, TH7-2, TH3-7 (chính thức), HYT 116 và HYT 124 cho sản xuất thử. Nghiên cứu, hoàn thiện được 8 quy trình và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hạt giống F1, nhân dòng bố mẹ và thâm canh lúa lai thương phẩm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét