Nghiên cứu hiệu lực của phân phun lá K2SO4 tới năng suất lúa ở miền Nam Việt Nam
Đỗ Trung Bình, Hoàng Văn Tám,
Nguyễn Lương Thiện, Trần Duy Việt Cường,
Chu Văn Hách, Michel Marchand
GIỚI THIỆU
Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng quyết định năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Kali còn đóng vai trò quan trọng giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường, đồng thời tăng khả năng phòng chống bệnh hại. Nhu cầu kali hàng năm cho cây trồng ngày càng tăng, chỉ tính riêng cho lúa ở miền Nam với khoảng 4,3 triệu ha lúa (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), lượng bón trung bình 35 kg K2O/ha thì hàng năm cần có 150.000 tấn K 2 O.
Thực tế, những nghiên cứu về bón phân Kali cho cây lúa ở miền Nam còn chưa nhiều, kỹ thuật sử dụng phân Kali của nông dân còn hạn chế dẫn đến hiệu quả sử dụng phân kali thấp. Một số nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng cho lúa ở miền Nam cho thấy hiệu lực của Kali đối với lúa ở ĐBSCL thể hiện không rõ, trong khi nông dân vẫn sử dụng Kali với liều lượng từ 40 đến 100 kg K 2 O/ha/vụ (dạng KCl) dù năng suất lúa có tăng nhưng không kinh tế, trong khi loại phân bón này phải nhập khẩu 100% đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất lúa.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) và Ban thông tin Sulphate Kali (SOPIB) đã phối hợp cùng thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu lực phân K2SO4 phun qua lá đến năng suất lúa ở miền Nam Việt Nam”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét