Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Phát triển giống lúa GM không có marker chọn lọc, kháng RSV bằng cách sử dụng hệ thống Twin T-DNA

Phát triển giống lúa GM không có marker chọn lọc, kháng RSV bằng cách sử dụng hệ thống Twin T-DNA

Một trong những kỹ thuật vô cùng tiện ích là phát triển giống lúa biến đổi gen mà không có chỉ thị chọn lọc (selectable marker-free), trong hệ thống T-DNA sinh đôi (twin T-DNA). Do vậy, Yayuan Jiang và ctv. thuộc Đại Học Shandong Agricultural đã phát triển thành công hệ thống twin T-DNA này, ở đó, plasmid chuẩn phục vụ chuyển nạp gen pCAMBIA 1300 được cải biên thành một vector nhị phân (binary vector) có hai phân tử T-DNAs riêng biệt. Một trong hai T-DNAs này chứa marker: hygromycin phosphotransferase (hpf). Sử dụng binary vector, hai vetors được thiết kế thể hiện tính chất của cấu trúc đảo đoạn (inverted-repeat structures) phục vụ gen mã hóa protein tạo vỏ của virus gây bệnh sọc lá lúa (rice stripe virus: RSV), và gen mã hóa protein SP (special-disease protein: SP). Người ta chuyển nạp gen bằng phương pháp Agrobacterium, các dòng lúa GM đã được tạo ra. Bảy dòng hóa có tính chất độc lập được thu thập che dấu cả hpt marker gene và gen mục tiêu (RSV CP hoặc SP) trong những thể transformants đầu tiên của pDTRSVCP và pDTRSVSP, theo thứ tự. Tần suất phân ly của gen mục tiêu và gen chỉ thị trong cây T1 là 8,72% đối với pDTRSVCP và 12,33% đối với pDTRSVSP. Hai trong số các dòng pDTRSVCP và 3 dòng pDTRSVSP hàm chứa gen đích ở trạng thái đồng hợp tử, nhưng không có hpt gene, và chúng đều thể hiện tính kháng mạnh với RSV. Các nhà nghiêu cứu còn thực hiện phân tích ở mức độ phân tử cây GM có tính kháng virus, rồi xác định tính hợp nhất của gen vào genome và sự thể hiện gen mong muốn. Cây GM kháng virus biểu thị mức độ thấp về phân tử transcripts của transgene và các phân tử RNS can thiệp, có thể gây ra hiện tượng im lặng gen của virus. Xem tóm tắt http://link.springer.com/article/10.1007/s12038-013-9349-0.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét