Phương pháp thanh lọc dòng lúa chống chịu độ độc nhôm
Nguồn: Hai-long Lu, Ge Dong, Hui Hua, Wen-rui Zhao, Jiu-yu Li, Ren-kou Xu. 2020. Method for initially selecting Al-tolerant rice varieties based on the charge characteristics of their roots. Ecotoxicology and Environmental Safety; Volume 187, 2020, 109813
Để khai thác tương quan giữa những tính trạng nông học của rễ lúa và tính chống chịu aluminum (Al), người ta lấy mẫu rễ của 47 giống lúa khác nhau, rồi quan sát chúng trong thí nghiệm trồng lúa ở dung dịch dinh dưỡng. Tiềm năng zeta (cân bằng điện giải) của rễ lúa được xác định bằng phương pháp streaming (xếp theo năng lực chống chịu), tính chống chịu Al và tập họp nhóm giống lúa có chức năng chịu nhôm được đo lường bằng phương pháp chiều dài rễ tương đối (relative root elongation) và phương pháp ATR-FTIR (infrared spectroscopy). Hàm lượng nhôm trao đổi, phức hợp và kết tủa Al(III) hấp phụ mặt ngoài rễ lúa được tách chiết với dung môi 1 mol L−1 KNO3, 0.05 mol L−1 EDTA-2Na và 0.01 mol L−1 HCl, theo thứ tự. Tương quan thuận có ý nghĩa được quan sát giữa zeta potentials (cân bằng điện giải) và chiều dài rễ tương đối, điều này cho thấy zeta potentials của rễ lúa có thể được sử dụng để định tính sự chống chịu độ độc nhôm. Mười hai giống lúa chống chịu nhôm, 25 giống chống chịu trung bình, và 10 giống nhạy cảm với Al được ghi nhận. Giống lúa chống chịu Al hấp thu ít các phức nhôm Al(III) và nhôm tổng số Al(III) bởi vì nó mang tính chất negative charge thấp hơn trong rễ lúa, so sánh với giống lúa nhạy cảm với Al. Kết quả phân tích tương quan cho thấy có tương quan nghịch có ý nghĩa giữa zeta potential, chiều dài rễ tương đối và khả năng hấp thu Al tổng số Al(III) của rễ, điều này xác định rằng mức độ tin cậy của phương pháp zeta potential để định tính giống lú chống chịu độ độc nhôm. Đây có thể được xem là phương pháp mới để thanh lọc các dòng lúa chống chịu độ độc nhôm. Xem: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0147651319311443?via%3Dihub
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét