Gia tăng hàm lượng lactostatin trong giống lúa biến đổi gen sử dụng protein của đậu nành làm phân tử mang (carrier)
Hypercholesterolemia, một bệnh tim mạch do sự kiện béo
phì gây ra và do cách sống không lành mạnh, đây là một trong những
chứng bệnh hiểm nghèo gây chết cho nhiều bệnh nhân trên thế giới. Lactostatin, một peptide có tính chất “bioactive” (năng động sinh học) dẫn xuất từ β-lactoglobulin có trong sữa bò, được người ta cho rằng có vai trò chữa bệnh hypercholesterolemia. Nhà khoa học Cerrone Cabanos
và ctv. thuộc Đại Học Kyoto đã phát triển thành công giống lúa biotech
có hàm lượng lactostatin cao bằng cách chèn vào trình tự 29 IIAEK của protein dự trữ trong hạt đậu nành, đó là chuỗi trình tự A1aB1b, và du nhập nó vào trong giống đột biến LGC-1 (được viết tắt từ chữ low glutelin content mutant 1). Protein dự trữ này có 29 lactostatins
thể hiện trong phôi mầm của tế bào hạt thóc nhờ sữ dụng promoter d0a85c
biệ ở hạt và được phân chia thành các thành phần mới có cấu trúc khác
với cấu trúc bình thường. Những hạt thóc biotech này tạo ra được 2mg lactostatin/ một g hạt
khô, cao hơn một cách có ý nghĩa so với hạt bình thường. Kết quả cho
thấy sử dụng mốt số lượng bản sao nhiều của “bioactive peptide” chèn vào
trong protein dự trữ ở hạt đóng vai trò như một thể mang (carrier) là
một chiến lược khá hiệu quả để cải tiến hàm lượng các peptides có tính
chất năng động thực sự trong cây lúa. Xem chi tiết http://link.springer.com/article/10.1007/s11248-012-9672-5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét