Giống lúa biến đổi gen DB1 từ cây khoai mỡ, kháng được rầy nâu
Rầy
nâu là đối tượng gây hại quan trọng trong sản xuất lúa ở Nhật Bản, gây
ra tổn thất nghiêm trọng thông qua việc chích hút nhựa cây và truyền
bệnh virus. Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu là Shoichiro Yoshimura thuộc Đại Học Tohoku, Nhật, đã phát triển thành giống lúa transgenic biểu hiện được gen lectin 1 (DB1) trong cây khoai mỡ Dioscorea batatas
giúp cây lúa kháng được rầy nâu. Thành công của chuyển gen này là cây
lúa đã gia tăng được hàm lượng DB1 tiêu diệt rầy nâu. Cây lúa transgenic
này được thử nghiệm trong điều kiện có quần thể rầy nâu cao, rầy nâu bị
suy giảm đến 30% sức sống so với lô đối chứng (giống lúa nguyên thủy
chưa chuyển gen). Hơn nữa, số lượng rầy nâu ở quần thể tiếp sau đó cũng
giảm đến 22% trong 7 cây kháng rầy mạnh nhất so với cây lúa nguyên thủy,
khi rầy cái được thả vào. Sự kiện cho thấy rằng gen DB1 có thể là yếu tố giúp cây lúa kháng được rầy nâu, đặc biệt làm giảm sức sống và sự sinh sản của chúng. Xem http://www.wdc-jp.biz/pdf_store/jspcmb/pdf/pb29_5/29_501.pdf.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét