Lưu trữ Blog

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Thiếu nước ở giai đoạn tăng trưởng sinh thực làm tăng chống chịu nóng ở giai đoạn lúa trổ

 Thiếu nước ở giai đoạn tăng trưởng sinh thực làm tăng chống chịu nóng ở giai đoạn lúa trổ

Nguồn; Anderson da Rosa FeijóVívian Ebeling VianaAndrisa BalbinotMarcus Vinicius FipkeGustavo Maia SouzaLuciano do AmaranteLuis Antonio de Avila. 2023. Water Deficit at Vegetative Stage Induces Tolerance to High Temperature during Anthesis in Rice. Plants (Basel); 2023 Aug 31; 12(17):3133. doi: 10.3390/plants12173133.

 

Năng suất cây trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sinh học, phi sinh học khác nhau. Nhìn chung, cây lúa trải nghiệm qua nhiều stress trong chu trình sống của chúng, cây lúa có thể chống chịu với nhiều stress và phát triển cơ chế chống chịu chéo mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “cross-tolerance”. Sự gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển có thể gia tăng “cross-tolerance” như vậy. Thăm dò (priming) là chiến lược làm gia tăng năng suất hoặc duy trì năng suất trong điều kiện cây lúa bị stress. Mục tiêu của tác giả là là đánh giá  nếu “priming” cây lúa bị thiếu nước  ở giai đoạn tăng trưởng sinh thực có thể kích thích chống chịu stress do nhiệt độ nóng hay không? ở gia đoạn tung phấn (anthesis), đánh giá sự đóng góp của e[CO2].

 

Phương phápthí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với kiểu thừa tố (factorial arrangement). Factor A bao gồm nghiệm thức: thiếu nươc ở giai đoạn 4 lá (no-stress, và stress khô hạn), nhiệt độ nóng khi lúa tung phấn (nhiệt độ bình thường, nhiệt độ cao), và “priming” với khô hạn ở gđ bốn lá, với stress nóng ở gđ lúa tung phấn; Factor B có hai nghiệm thức  [CO2]: đó là a[CO2] = 400 ± 40 μmol mol-1 và e[CO2] = 700 ± 40 μmol mol-1. Tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các nghiệm thức đối với tăng trưởng, năng suất, những thay đổi về sinh học, về transcriptome.

 

Cho dù nồng độ e[CO2] đã ảnh hưởng đến các thông số tăng trưởng của lúa, nhưng nó không ảnh hưởng đến “priming effect”. Cây lúa “primed” cho thấy có sự gia tăng năng suất và số bông trên cây lúa. Cây lúa “primed” biểu hiện điều tiết theo kiểu “up” đối với gen OsHSP16.9AOsHSP70.1 OsHSP70.6. Kết quả biển hiện cái gọi là “cross-tolerance”.

Như vậy, thiếu nước ở giai đoạn tăng trưởng sinh thực làm giảm ảnh hưởng của stress nhiệt độ nóng ở gia đoạn sinh dục của cây lúa. Thiếu nước ở giai đoạn tăng trưởng sinh thực có thể được áp dụng, sau những thử nghiệm tích cực ngoài đồng, để làm giảm ảnh hưởng của stress nóng khi lúa trổ bông.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37687380/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét