Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Osa-miR162a tăng cường tính kháng rầy nâu thông qua cơ chế biến dưỡng α-linolenic acid trong cây lúa (Oryza sativa)

 Osa-miR162a tăng cường tính kháng rầy nâu thông qua cơ chế biến dưỡng α-linolenic acid trong cây lúa (Oryza sativa)

Nguồn: Jie ChenQin LiuLongyu YuanWenzhong ShenQingxing ShiGuojun QiTing ChenZhenfei Zhang. 2023. Osa-miR162a Enhances the Resistance to the Brown Planthopper via α-Linolenic Acid Metabolism in Rice ( Oryza sativa). J Agric Food Chem; 2023 Jul 26. doi: 10.1021/acs.jafc.3c02637. 

 

Rầy nâu (BPH) là côn trùng gây hại lúa nghiêm trọng nhất gây thất thoát năng suất lúa. MicroRNAs (miRNAs) được xem xét như như những modulators chủ chốt trong tương tác giữa cây chủ và sâu hại. Theo nghiên cứu này, osa-miR162a được kích hoạt trong phản ứng của cây lúa khi bị rầy nâu tấn công ở giai đoạn mạ, chuyển trạng thái kháng của cây lúa đối với BPH thông qua lộ trình biến dưỡng α-linolenic acid nhờ kết quả phân tích sắc ký khối phổ lồng ghép (gas chromatography/liquid chromatography-mass spectrometry). Biểu hiện mạnh mẽ của osa-miR162a làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển của rầy nâu, đồng thời làm giảm việc phóng thích 3-hexenal và 3-hexen-1-ol của rầy, để khóa lại khả năng ghi nhận cây chủ của rầy nâu. Hơn nữa, knockdown gen OsDCL1, mà gen này được làm đích bởi osa-miR162a, ức chế biến dưỡng α-linolenic acid để làm tăng tính kháng BPH, điều này giống với cây lúa biểu hiện mạnh mẽ  miR162a. Kết quả này làm rõ cơ chế tự vệ mới thông qua di truyền biểu sinh với phân tử miRNAs, chúng được phát triển trong quá trì tiến hóa lâu dài khi có tương tác giữa ký chủ và sâu hại, kết quả cung cấp ý tưởng mới trong xác địnhnguồn kháng của cây lúa, và tăng cường sự hiểu biết tốt hơn về quả lý sâu hại.

 

See https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37493591/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét