Công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu hại lúa Nilaparvata lugens (Stål)
Nguồn: Yogesh Yele, Subhash Chander, Sachin S Suroshe, Suresh Nebapure, Prabhulinga Tenguri, Arya Pattathanam Sundaran. 2023. Ecological engineering in low land rice for brown plant hopper, Nilaparvata lugens (Stål) management. Peer J.; 2023 Sep 27:11:e15531. doi: 10.7717/peerj.15531.
Bờ ruồng và ven ruộng lúa có thể được xem là hoạt động gần tập quán canh tác cây trồng, loài thực vật khi trổ bông hấp dẫn thiên địch và bảo tồn thiên địch. Người ta đánh giá ảnh hưởng của công nghệ sinh thái (ecological engineering) trên sự phá hại của rầy nâu (BPH), tên khoa học Nilaparvata lugens (Stål) (Hemiptera; Delphacidae) và mức độ phong phú của loài ăn mồi trên giống lúa thí nghiệm Pusa Basmati-1121. Các lô được xử lý theo nghiệm thức trồng cây cho dầu viz. cây mè, hướng dương và đậu nành so sánh với cây có bông hoa như vạn thọ (marigold), cây nhựa thơm balsam và cây gaillardia thành một bờ hoa trên ruộng lúa. Các lô xử lý công nghệ sinh thái bao gồm loài cây trồng + loài cho bông, kết quảlàm giảm có ý nghĩa quần thể rầy nâu trên một khóm lúa, năm 2019 (6.3) và năm 2020 (9.4) so với đối chứng là (9.8 và 14.4). Lô có xử lý công nghệ sinh thái cũng minh chứng sự xuất hiện muộn của rầy nâu trong từng vụ lúa. Đỉnh phát triển quần thể rầy nâu trở nên thấp hơn khi áp dụng công nghệ sinh thái so với đối chứng. Bên cạnh đó, hoạt động của thiên địch, viz., nhện sói, kiến ba khoang và bọ rùa đạt đỉnh cao nhất trên ruộng lúa có trồng ven bờ cây cho dầu như cây mè, hương dương và đậu nành. Nghiên cứu phản ứng khứu giác (olfactory response) cho thấy phản ứng hấp dẫn con nhện sói hướng theo lá cây mè và cây nhựa thơm balsam đáng kể hơn bất cứ loài cây nào khác. Năng suất lúa tăng trong lô trồng lúa + cây hoa ở cả hai vụ so với lô đối chứng. Trông hoa màu cho dầu như mè, hướng dương và đậu nành với cây cho bông như cúc vạn thọ (marigold), cây balsam và cây gaillardia thành bờ hoa trên ruộng lúa làm tăng cường hoạt động các loài thiên địch, ức chế phát triển quần thể rầy nâu và làm tăng năng suất. Tác giả khuyến cáo kỹ thuật công nghệ sinh thái như là một trong biện pháp quản lý rầy nâu trong chương trình IPM trong canh tác lúa và cây trồng khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét