Hoạt động đối kháng nấm của vi khuẩn cộng sinh trong cây lúa Streptomyces hygroscopicus OsiSh-2
Nguồn: Xu T, Cao L, Zeng J, Franco CMM, Yang Y, Hu X, Liu Y, Wang X, Gao Y, Bu Z, Shi L, Zhou G, Zhou Q, Liu X, Zhu Y. Pestic Biochem Physiol. 2019. The antifungal action mode of the rice endophyte Streptomyces hygroscopicus OsiSh-2 as a potential biocontrol agent against the rice blast pathogen. 2019 Oct;160:58-69.
Tính chất đối kháng của vi sinh vật (microbial antagonism) và những chất biến dưỡng có hoạt tính sinh học là một trong những phương thức thay thế hóa chất trong quản lý bệnh hại cây trồng đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực toàn cầu. Vi khuần cộng sinh với cây lúa (rice endophyte) là Streptomyces hygroscopicus OsiSh-2, có hoạt động đối kháng với nấm Magnaporthe oryzae (gây bệnh đạo ôn) được báo cáo trong những nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu này mô tả cách thức tương tác trực tiếp của OsiSh-2 chống lại nấm M. oryzae. Xát nghiệm in vitro về tính đối kháng của vi khuẩn OsiSh-2 đối với nấm M. oryzae trong điều kiện in vitro; người ta quan sát vi khuẩn đã tạo ra một áp lực rất mạnh mẽ trên sự tăng trưởng khuẩn ty (mycelia), sự nẩy mầm của bào tử (conidia) và sự hình thành đĩa bám (appressoria). Bên cạnh đó, là sự bất thường về hình thái và nội tạng của khuẩn ty nấm M. oryzae (hyphae) quan sát treong kính hiển vi “scanning electron” và kính “transmission electron”. Xử lý lá của cây mạ bằng tinh lọc thể vi khuẩn OsiSh-2 trong điều kiện nhà kính và điều kiện ngoài đồng cho thấy mức độ bệnh suy giảm 23.5% và 28.3%, theo thứ tự. Theo đó, nghiệm thức OsiSh-2 (culture filtrate) có thể giảm thể chitin bất thường lắng đọng trong thành tế bào và làm đi hàm lượng ergosterol trong màng tế bào nấm M. oryzae. Thành tế bào, các chất điện phân trong tế bào, tích tụ ROS (reactive oxygen species) và hoạt tính của enzyme trong chu trình tricarboxylic acid thay đổi rất rõ trong cơ thể nấm M. oryzae. Điều này chứng minh rằng vi khuẩn đối kháng ảnh hưởng đến tế bào nấm và làm xáo trộn chức năng của ty thể bộ nấm gây bệnh đạo ôn lúa. Xem https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/31519258.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét