Lưu trữ Blog

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Gen kháng bệnh đạo ôn trong tập đoạn giống lúa bản địa Ấn Độ

 Gen kháng bệnh đạo ôn trong tập đoạn giống lúa bản địa Ấn Độ

Nguồn: Gavhane DB, Kulwar PL, Kumbhar SD, Jadhav AS, Sarawate CD. 2019. Cataloguing of blast resistance genes in landraces and breeding lines of rice from India. Journal of Genetics (2019) 98:106 Indian Academy of Sciences (published online 15 November 2019)

Bệnh đạo ôn lúa do nấm Magnaporthe oryzae gây ra, là một trong những đới tượng gây hại làm thất thoát năng suất lúa lớn nhất. Bước đầu tiên trong lai tạo giống lúa kháng bệnh là phải xác định được nguồn vật liệu cho gen kháng ổn định, “catalogue” bản chất các gen kháng ấy trong các nguồn giống lúa khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu này, một tập đoàn giống lúa bản địa bao gồm 37 mẫu giống, cộng với các dòng lúa lai cải tiến, các giống lúa đã được phóng thích trong sản xuất, lần đầu tiên được định tính đối với sự kháng bệnh đạo ôn trong những điều kiện khác nhau về “epiphytotic” với những gen kháng khác nhau được tư liệu hóa thành một “catalogue” chứa đựng những chỉ thị phân tử liên kết chặt chẽ với từng gen kháng cụ thể. Có tổng cộng 22 gen kháng bệnh đạo ôn được tư liệu hóa có hệ thống (catalogued) trong các giống bản địa khác nhau này. Đa dạng di truyền đối với tập hợp các gen khác nhau ấy đã được phân tích và nghiên cứu. Theo đó, một bộ chỉ thị phân tử có từ 2 đến 3 markers đã được xác định giúp phân biệt các giống khác nhau trong điều kiện địa lý cụ thể nào đó. Kết quả này vô cùng hữu dụng cho nhà chọn giống lựa chọn nguồn vật liệu kháng bệnh được kết hợp đúng đắn với giống cao sản ở từng vùng địa lý khác nhau. Xem https://www.ias.ac.in/article/fulltext/jgen/098/0106

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét