Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Hiện tượng phosphoryl hóa protein và phosphoproteome / tính chịu ngập của cây lúa

 Hiện tượng phosphoryl hóa protein và phosphoproteome / tính chịu ngập của cây lúa

Nguồn: Aolore AA, Amara C, Shakeel, Wang, Shu Y, Li S, Liu X, Babatunde KB, Sani MT, Tong X, Zhang J. 2020. Protein Phosphorylation and Phosphoproteome: An Overview of Rice. Rice Science, Volume 27, Issue 3, 2020, pp. 184-200

Nghiên cứu này đã đánh giá phản ứng tính chống chịp ngập (submergence responses) của 88 giống lúa bản địa (Oryza sativa L.), được thu thập từ vùng Koraput, Ấn Độ, nhằm xác định kiểu gen cây lúa chống chịu ngập như thế nào. Kết quả thí nghiệm trong chậu, có sự biến thiên về mức độ cây sống sót, sự vươn dài lóng thân, tỷ lệ tăng trưởng tương đối (giữa hai nghiệm thức ngập và đối chứng), tổng lượng chất khô, hàm lượng diệp lục, đường hòa tan và hàm lượng tinh bột. Chúng được đánh giá trong 2 năm liên tục trong điều kiện thoát thủy tốt và điều kiện bị ngập nước hoàn toàn. Kết quả PCA (principal component analysis) cho thấy rằng: ba lóng thân đầu tiên đóng góp  96,82 % biến thiên tổng quát của giống lúa bản địa, biểu hiện biến thiên rộng giữa các giống lúa. Những tính trạng nông học chủ yếu như mức độ cây sống sót, RGI (relative growth index), đường hòa tan và hàm lượng tinh bột tổng số, tỏ ra vô cùng quan trọng, mang tính quyết định về sự đa dạng kiểu hình của các giống lúa bản địa. Biến thiên di truyền kiểu hình (PCV%) lớn hơn rất nhiều so với biến thiên kiểu gen (GCV%), đối với tất cả tính trạng. Hệ số di truyền nghĩa rộng cao (90,38%–99,54%). Năm giống lúa bản địa (Samudrabali, Basnamundi, Gadaba, Surudaka và Dokarakuji) chống chịu ngập tốt nhất. Khi xử lý cây lúa ngập hoàn toàn đến ngày thứ 14, giống Samudrabali, Basnamundi và Godoba có tỷ lệ cây sống cao hơn giống chuẩn quốc tế (chống chịu ngập) là giống FR13A. Tính trạng vươn dài lóng của chúng mạnh mẽ hơn và tích tụ sinh khối lớn hơn. Ba giống lúa bản địa này có thể là nguồn vật liệu bố mẹ hữu ích trong cải tiến giống lúa nước bị ảnh hưởng bởi loại hình nước ngập kéo dài nhiều tháng, nước dâng từ từ (moderate stagnant flood) và loại hình ngập đột ngột, rồi rút hẳn sau 7-10 ngày (flash flood). Đánh giá kiểu gen bằng công cụ phân tử cho thấy tính chống chịu ngập của Samudrabali, Basnamundi và Godoba liên kết với sự hiện diện của một hoặc nhiều hơn loci Sub1 khác nhau, nó có thể minh chứng được một chương trình cải tiến giống hoàn toàn khả thi để cải tiến tính chống chịu ngập của giống lúa nước cao sản, ổn định năng suất ở vùng canh tác lúa nước trời, đất thấp. Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1672630819301088


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét