Lưu trữ Blog

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Gen biểu hiện sự phân bố không gian của sắt và phytic acid trong hạt gạo

 Gen biểu hiện sự phân bố không gian của sắt và phytic acid trong hạt gạo

Nguồn: Anurag Mishra, Md. Shamim. Md. Wasim Siddiqui, Akanksha Singh, Deepti Srivastava, K.N. Singh. 2020.Genotypic Variation in Spatial Distribution of Fe in Rice Grains in Relation to Phytic Acid Content and Ferritin Gene Expression. Rice Science; May 2020, 27(3):227-236 

Các giống lúa có hàm lượng sắt trong hạt gạo cao, định vị trong nội nhũ hạt, có thể là nguồn vật liệu bố mẹ rất tốt để giải quyết vấn đề thiếu sắt trong phẩm chất dinh dưỡng cơm. Theo nghiên cứu này, người ta sử dụng 303 giống lúa trồng Oryza sativa và một mẫu quần thể lúa hoang Oryza rufipogon để đánh giá: sự tích tụ theo không gian của Fe trong hạt, bằng kỹ thuật nhuộm phẩm màu Prussian blue. Protein ferritin phân bố theo không gian của hạt được quan sát bằng mắt, nhờ phương tiện hỗ trợ là immuno histo chemistry. Biểu hiện của ferritin được đánh giá trong các giống lúa chọn lọc nhờ phương pháp chạy PCR ngược (semi-quantitative reverse transcription PCR). Ba giống lúa rất phổ cập là Sarjoo 52, Madhukar và Jalmagna, cùng với mẫu giống lúa hoang O. rufipogon biểu hiện hàm lượng Fe trong tất cả các khu vực trong hạt thóc. Hàm lượng Fe cao nhất được quan sát trong phôi mầm (embryo region). Một số giống lúa cao sản như Swarna, Swarna Sub 1, CSR13 và NDRR359 có hàm lượng sắt thấp Fe ở phôi mầm. Hàm lượng sắt cao nhất được tìm thấy trong mẫu giống lúa hoang O. rufipogon (49,8 μg/g), theo sau là giống lúa Sarjoo 52 (26,1 μg/g) và Madhukar (25,7 μg/g). Hàm lượng phytic acid biểu hiện rất thấp trong mẫu giống lúa hoang O. rufipogon (5,75 mg/g), theo sau là giống lúa Sarjoo 52 (5,83 mg/g). Phân tích Western blot và semi-quantitative reverse transcription PCR cho kết quả: biểu hiện gen ferritin cao trong mẫu giống lúa hoang O. rufipogon, Sarjoo 52 và Madhukar. Kết luận, O. rufipogon và Sarjoo 52 có hàm lượng sắt cao Fe trong vùng phôi mầm (embryo regions), cũng như ở nội nhũ (endosperm) và tầng aleuron, trong khi đó, các giống lúa trồng khác có hàm lượng sắt thấp trong nội nhũ hạt. Giống Sarjoo 52 có thể được sử dụng làm donor cho chương trình lai tạo giống lúa mới với hàm lượng sắt tăng cao. Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1672630820300238

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét