OsSOS2 và tính trạng chống chịu mặn, khô hạn của cây lúa
Nguồn: Gautam Kumar, Sahana Basu, Sneh L Singla-Pareek, Ashwani Pareek. 2022. Unraveling the contribution of OsSOS2 in conferring salinity and drought tolerance in a high-yielding rice. Physiol Plant; 2022 Jan;174(1):e13638. doi: 10.1111/ppl.13638.
Stress phi sinh học và mối đe dọa tiềm ẩn cho nông nghiệp bền vững trên toàn thế giới. Sự mặn hóa và khô hạn đất trồng lúa là là những yếu tố then chốt trong tương lai đối với năng suất lúa. Lộ trình SOS (Salt Overly Sensitive) có vai trò chủ yếu của tính trạng chống chịu mặn thông qua dùy trì sự kiện sinh lý ở tế bào là ion homeostasis, với SOS2, một S/T kinase, là một thành phần quy định sự sống. Nghiên cứu này tập trung khảo sát vai trò của OsSOS2, một đồng dạng của SOS2 trong cây lúa, giúp cải tiến tính chống chịu mặn và khô hạn. Cây lúa transgenic có biểu hiện mạnh mẽ (OE) hoặc biểu hiện knockdown (KD) của OsSOS2 đều được trồng với giống cao sản đối chứng IR64. Áp dụng cách tiếp cận kết hợp trên cơ sở sinh lý học, sinh hóa học, giải phẩu học, công cụ kính hiển vi,phân tích đánh giá ở mức độ phân tử, và tính trạng nông học, các chứng cứ trong kết quả này để khẳng định OsSOS2 có vai trò cải tiến tính chống chịu măn và khô hạn trong cây lúa. Phẩn bỉu hiện mạnh mẽ OE được quan sát thấy có những ion và hiện tượng sinh lý redox homeostasis khi trồng trong nghiệm thức mặn, trong khi cây biểu hiện KD có kết quả ngược lại. Nhiều gen đóng vai trò chủ chốt phản ứng với stress được tìm thấy, chúng hoạt động trong một cách thức được gọi là orchestrated manner làm nên kiểu hình ấy. Đáng chú ý là, cây OE biểu thị tính chống chịu stress ở cả hai giai đoạn: mạ và sinh dục, khẳng định đó là hai giai đoạn nhạy cảm nhất của cây lúa. Nghiên cứu nhấn mạnh khả năng của OsSOS2 đối với việc áp dụng công nghệ sinh học để cải tiến tính chịu mặn và chịu hạn của giống lúa cao sản.
Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35092312/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét