Gen OsLRR-RLP2 điều tiết tính trạng miễn nhiễm với nấm Magnaporthe oryzae trong cây lúa loại hình japonica
Nguồn: Hyo-Jeong Kim, Jeong Woo Jang, Thuy Pham, Van Tuyet, Ji-Hyun Kim, Chan Woo Park, Yun-Shil Gho, Eui-Jung Kim, Soon-Wook Kwon, Jong-Seong Jeon, Sun Tae Kim, Ki-Hong Jung, Yu-Jin Kim. 2024. OsLRR-RLP2 Gene Regulates Immunity to Magnaporthe oryzae in Japonica Rice. Int J Mol Sci.; 2024 Feb 12; 25(4):2216. doi: 10.3390/ijms25042216.
Lúa là loài mễ cốc quan trọng trên thế giới, tăng trưởng của lúa bị ảnh hưởng bởi bệnh đạo ôn, do nấm Magnaporthe oryzae. Biến đổi khí hậu làm thay đổi sự đa dạng của pathogens, gen kháng bệnh (R genes) phải được phân lập chính xác. Các gen chủ lực kháng bệnh đạo ôn được phân lập trên loài phụ indica; do đó, giống lúa thuộc loại phu japonica có gen R hiện nay cần được xác định. Bởi vì protein thuộc LRR domain (leucine-rich repeat) có đặc điểm của gen R, cho nên, tác giả sử dụng phân tích tin sinh học để xác định những “LRR domain” ứng cử viên có bản chất receptor-like proteins (OsLRR-RLPs). Gen OsLRR-RLP2, có 6 LRR domains, biểu thị khác biệt trong chuỗi trình tự DNA, bao gồm 43 chỉ thị phân tử SNPs trong indica và japonica subpopulations. Kết quả phân tích chủng bệnh M. oryzae cho thấy giống lúa thuộc indica có sự kiện “partial deletion” của gen OsLRR-RLP2, dẫn đến kết quả nhiễm bệnh, trong khi giống lúa thuộc japonica, có gen OsLRR-RLP2 nguyên vẹn dẫn đến kết quả kháng bệnh. Đột biến oslrr-rlp2, được phát sinh thông qua hệ thống CRISPR)/ Cas9, biểu hiện gia tăng tính nhiễm pathogen, trong khi đó, cây lúa có biểu hiện mạnh mẽ gen này biểu hiện tính kháng pathogen. Kết quả cho thấy gen OsLRR-RLP2 liên quan đến tính kháng của cây lúa, gen OsLRR-RLP2 có thể hữu ích để cải tiến giống lúa cao sản kháng bệnh đạo ôn.
Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38396893/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét