Lưu trữ Blog

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2024

Cơ chế quang hợp của cây lúa (Oryza sativa) chống chịu mặn

 Cơ chế quang hợp của cây lúa (Oryza sativa) chống chịu mặn

Nguồn: Guanqiang ZuoJingxin HuoXiaohui YangWanqi MeiRui ZhangAaqil KhanNaijie FengDianfeng Zheng. 2024. Photosynthetic mechanisms underlying NaCl-induced salinity tolerance in rice (Oryza sativa). BMC Plant Biol.; 2024 Jan 10; 24(1):41. doi: 10.1186/s12870-024-04723-3.

 

Stress mặn là yếu tố cản trở sự phát triển bình thường của cây lúa  trong điều kiện đồng ruộng, cho thấy sự hạn chế đáng kể năng suất hạt và phát triển cây lúa. Mục tiêu nghiên cứu này nhằm khai thác tác động suy giảm của nghiệm thức xử lý trên cây mạ cũng như cơ chế chống chịu mặn thông qua đánh giá  tính trạng hình thái và sinh lý cây lúa.

 

Giống lúa Huanghuazhan, xử lý trong nghiệm thức nước cất, nghiệm thức 25 mg/L prohexadione calcium (Pro-Ca), rồi được xử lý với nhiều nghiệm thức nồng độ dung dịch NaCl khác nhau (0 và 50 mM NaCl), cho phơi nhiễm trong stress mặn (0 và 100 mM NaCl), được đánh dấu nghiệm thức S0, S1, S2 và S3, theo thứ tự. Phân tích tăng trường cho thấy xử lý trước NaCl cải thiện được tỷ số rễ/chồi trong cây lúa ngâm nước ở DAP 0. Số liệu liên quan đến mật độ trung tâm phản ứng, hiệu quả vận chuyển electron sản phẩm quang hợp, hiệu quả trapping được so sánh trước (CK) nhờ sử dụng performance Index (PIabs). So với nghiệm thức S2 (Pro-Ca-S2), PIabs không cho thấy bất cứ khác biệt nào với cây lúa được xử lý trước với NaCl (S3 hoặc Pro-Ca-S3). Ít hơn  PIabs, khác biệt có ý nghĩa trong đặc điểm hiệu ứng vận chuyển electron sản phẩm quang hợp (ΨEo). Giá trị của ΨEo trong Pro-S2 thấp hơn có ý nghĩa đối với nghiệm thức Pro-S3 ở 7 ngày sau khi cây (DAP 7), và tỷ lệ suy giảm khoảng 6.5%. Phân tích hệ số tương quan cho thấy PIabs lá lúa tương quan yếu với sinh khối cây lúa trong khi năng suất giảm của thụ thể nhận electrong của  PSI endtrapped energy flux trên từng trung tâm phản ứng và PSII antenna size biểu hiện tương quan tích cực với sinh khối. Phân tích bổ sung cho kết quả là xử lý 100 mM NaCl làm giảm đáng kể linear electron flux trên lá lúa trong điều kiện nắng yếu, bất kể cây mạ ra sao đi nữa khi đã được xử lý trước với liều lượng 50 mM NaCl hoặc không xử lý. Chống chịu mặn NaCl có liên quan đến bộ máy quang tổng hợp cây lúa rất đáng kể.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38195408/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét