Phân tích so sánh proteome về khả năng chống chịu đói lân của cây lúa
Nguồn: V Prathap, Suresh Kumar, Aruna Tyagi. 2023. Comparative proteome analysis of phosphorus-responsive genotypes reveals the proteins differentially expressed under phosphorous starvation stress in rice. Int J Biol Macromol.; 2023 Feb 20; 123760. doi: 10.1016/j.ijbiomac.2023.123760.
Sự thiếu lân (P) là một trong những trở ngại chính của dinh dưỡng đối với sản xuất lúa toan cầu. Thuật ngữ “P-deficiency tolerance” trong cây lúa bao gồm nhiều cơ chế vô cùng phức tạp. Muốn hiểu được những protein tham gia cơ chế này bao gồm hấp thu P và sử dụng có hiệu quả P trong cây lúa, người ta tiến hành phân tích proteome giống lúa cao sản Pusa-44 và quần thể NIL (near-isogenic line) của nó: (NIL)-23 mang một QTL chủ lực có tên là Pup1, trong môi trường đối chứng và môi trường đói lân (P-starvation stress). Phân tích so sánh về proteome (comparative proteome profiling) có phổ biểu hiện protein của các mô ở chồi thân và rễ. Cây lúa được trồng trong môi trường dinh dưỡng có P (16 ppm, +P) hoặc không P (0 ppm, -P). Xác định được 681 DEPs differentially expressed proteins) trong chồi thân giống Pusa 44 và 567 DEPs trong chồi thân NIL-23. Tương tự, có 66 DEPs trong rễ lúa Pusa 44 và 93 DEPs trong rễ lúa NIL-23. Những gen đáp ứng với sự đói lân DEPs này được annotated (phần mềm chú thích di truyền) có trong tiến trình biến dưỡng như quang hợp, biến dưỡng tinh bột, biến dưỡng sucrose, biến dưỡng năng lượng, các yếu tố phiên mã TFs (chủ yếu là ARF, ZFP, HD-ZIP, MYB), và tín hiệu phytohormone. Comparative analysis của những hợp phần biểu hiện được quan sát bởi “phân tích proteome”. Người ta ghi nhận được mức độ transcriptome gắn với Pup1 QTL-trên cơ sở phân tích điều tiến hậu phiên mã (post-transcriptional regulation); nó có vai trò quan trọng khi cây lúa bị stress thiếu lân. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh đến khía cạnh phân tử của chức năng điếu tiết gen Pup1 QTL khi cây lúa đói lân, điều này có thể giúp chúng ta phát triển giống lúa cao sản có hiệu quả với hấp thu lân và đồng hóa lân teho chiều hướng tốt hơn ở đất trồng lúa thiếu lân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét