Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Các nhà khoa học phát hiện ra một dạng thuốc bảo vệ thực vật mới có tác dụng vô hiệu hóa mầm bệnh tấn công cây lúa

 Các nhà khoa học phát hiện ra một dạng thuốc bảo vệ thực vật mới có tác dụng vô hiệu hóa mầm bệnh tấn công cây lúa 

Lê Thị Kim Loan theo Phys.org

Các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp lập trình lại độc lực của mầm bệnh bằng cách sử dụng metallo-thiazole sản phẩm trao đổi chất của cây lúa. Hình ảnh: Haruna Matsumoto.

 

Lúa gạo là một trong những loại lương thực chính quan trọng nhất trên toàn cầu, cung cấp 1/5 lượng calo tiêu thụ cho con người. Tuy nhiên, các khu vực chính nơi trồng lúa thường bị ảnh hưởng nặng do các mầm bệnh gây ra.

Đến hiện nay, vấn đề này đang được xử lý bằng cách sử dụng các loại thuốc hóa học thường nhắm trực tiếp vào các loại nấm hại gây bệnh cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên, không có phương pháp kiểm soát nào trong số này hoàn toàn hiệu quả và nhiều trong số đó, có những loại thuốc hóa học được coi là không thân thiện với môi trường, do đó hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm kiếm các giải pháp thay thế tốt hơn.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Fund Basic Research, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Áo và Nhật Bản đã phác thảo ra một giải pháp đầy hứa hẹn, phương pháp này sử dụng một hợp chất không có tác hại đối với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng.

Haruna Matsumoto, một trong những tác giả của nghiên cứu, giải thích: "Công trình nghiên cứu này dựa trên một hiện tượng thú vị mà chúng tôi quan sát thấy ở một số ruộng lúa. Những cây lúa trồng ở những vị trí địa lý và khác nhau, sẽ có những loài vi khuẩn gây bệnh mang phân tử đặc thù gây bệnh đi kèm và chúng có rất nhiều biến thể đáng quan tâm. Cho đến nay, chúng tôi tò mò muốn khám phá yếu tố chưa được xác định ảnh hưởng đến độc lực của mầm bệnh là gì và liệu nó có liên quan đến cây chủ hay không. Bằng cách thực hiện mô phỏng quá trình trao đổi chất, chúng tôi đã xác định được 5-Amino-1,3,4- thiadiazole-2-thiol (một sản phẩm trao đổi chất thực vật thuộc nhóm thiazole), có thể làm giảm khả năng gây hại của mầm bệnh mà không giết chết hoặc ảnh hưởng đến mầm bệnh".

Theo đồng tác giả của nghiên cứu, Tomislav Cernava cho biết: "Tác dụng chống độc lực này được kích hoạt bởi loại chất hóa học được chuyển hóa từ thực vật là một phát hiện mới và có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống bảo vệ thực vật chống lại các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra. Nó đặc biệt quan trọng để chống lại các mầm bệnh được tạo ra từ các yếu tố độc lực phân tử nhỏ, bởi vì thực vật thường không thể kháng cự lại các với các yếu tố này khi bị tấn công". Ông nói thêm: “Chúng tôi tin rằng các cơ chế tương tự có tiềm năng chống lại mầm bệnh ở các loại cây trồng khác”.

Nhà nghiên cứu đứng đầu cuộc nghiên cứu này, Mengcen Wang, cho biết: “Hy vọng rằng kết quả của nhóm sẽ khuyến khích nhiều nhà khoa học tiếp tục điều tra mức độ phức tạp của các tương tác giữa thực vật, vi sinh và môi trường. Điều này sẽ tạo cơ sở để phát triển các phương pháp tiếp cận bảo vệ thực vật bền vững hơn cho ngành sản xuất lúa gạo toàn cầu”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét