Lưu trữ Blog

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Cải tiến giống lúa cao sản chống chịu khô hạn

 Cải tiến giống lúa cao sản chống chịu khô hạn

Nguồn: Khanna A, Anumalla M, Catolos M, Bartholomé J, Fritsche-Neto R, Platten JD, Pisano DJ, Gulles A, Sta Cruz MT, Ramos J, Faustino G, Bhosale S, Hussain W. 2022. Genetic Trends Estimation in IRRIs Rice Drought Breeding Program and Identification of High Yielding Drought-Tolerant Lines. Rice (N Y). 2022 Mar 5;15(1):14. doi: 10.1186/s12284-022-00559-3.

Ước đoán xu hướng di truyền trên cơ sở dữ liệu historical data là một thông số quan trọng để kiểm tra hiệu quả chọn lọc trong di truyền. Các xu hướng di truyền dự đón (estimated genetic trends) có thể hoạt động như một  hướng dẫn để nhắm đến chiến lược cải tiến giống tương ứng và tối ưu hóa chương trình chọn giống theo hiệu quả chọn lọc di truyền. Theo kết quả nghiên cứu, 17 năm thu thập dữ liệu “historical data” của IRRI về chương trình cải tiến giống lúa chịu hạn đẻ ước đoán các xu hướng di truyền (genetic trends) và đánh giá sự thành công của chương trình lai tạo giống. Người ta còn xác định các dòng top-performing lines trên cơ sở năng suất hạt như một elite panel đối với thực hành quần thể tương lai theo sơ đồ lai cải tiến. Phương pháp hai giai đoạn của phân tích mô phỏng hổn hợp trên cơ sở phả hệ (pedigree-based mixed model) để chạy dữ liệu và tách ra các giá trị chọn giống và ước đoán genetic trends đối với năng suất trong nghiệm thức bình thường và nghiệm thức khô hạn, rồi phối hợp dữ liệu của nghiệm thức non-stress và nghiệm thức khô hạn. Giá trị năng suất hạt thấp hơn được quan sát trong tất cả nghiệm thức xử lý khô hạn. Hệ số di truyền dự đoán của năng suất hạt biến thiên giữa 0.20 và 0.94 trong nghiệm thức xử lý khô hạn; 0.43-0.83 trong nghiệm thức bình thường. Trong điều kiện bình thường, hiệu quả chọn lọc GA (genetic gain) là 0.21% (10.22 kg/ha/năm) đối với dòng con lai và 0.17% (7.90 kg/ha/năm) đối với giống đối chứng. Genetic trend trong điều kiện khô hạn  biểu hiện xu hướng dương tính (positive trend) giá trị GA là 0.13% (2.29 kg/ha/năm) đối với dòng con lai và 0.55% (9.52 kg/ha/năm) đối với giống đối chứng. Trong phân tich hỗn hợp, giá trị GA đạt 0.27% (8.32 kg/ha/năm) đối với dòng con lai và 0.60% (13.69 kg/ha/năm) đối với dòng đối chứng. Đối với elite panel selection, có 200 dòng con lai triển vọng được chọn lọc trên cơ sở giá trị cải tiến giống cao hơn về năng suất hạt và độ chính xác dự đoán là > 0.40. Giá trị chọn giống của 200 dòng con lai hình thành nên core panel biến thiên giữa giá trị 2366.17 và 4622.59 (kg/ha). Giá trị genetic rate dương trong tất cả 3 điều kiện; tuy nhiên, mức độ gia tăng này thấp hơn mức độ yêu cầu với GA là 1.5%. Người ta đề xuất một chiến lược recurrent selection breeding trong quần thể con lai ưu việt với sự hợp nhất của công cụ hiện đại và  công nghệ nhằm tăng cường giá trị GA tại chương tri2nh chọn giống lúa chịu hạn của IRRI. Xem xét elite breeding panel trong các nghiệm thức nghiên cứu này hoàn toàn khả thi và làm giàu nguồn vật liệu bố mẹ phục vụ chiến lược lâu dài trong tương lai recurrent selection programs để tăng hiệu quả chọn lọc GA.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35247120/

 

Meta QTL và RNA Seq xác định liên quan giữa tính trạng kháng đạo ôn và chịu nóng

 Meta QTL và RNA Seq xác định liên quan giữa tính trạng kháng đạo ôn và chịu nóng

Nguồn: Tian TianLijuan ChenYufang AiHuaqin He. 2022. Selection of Candidate Genes Conferring Blast Resistance and Heat Tolerance in Rice through Integration of Meta-QTLs and RNA-Seq. Genes (Basel); 2022 Jan 25; 13(2):224.  doi: 10.3390/genes13020224.

Do sự ấm lên toàn cầu, nhiệt độ nóng là stress ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến sản lượng thóc. Lúa (Oryza sativa L.), là cây lương thực số một của nhân loại, hiện bị tàn phá bởi bệnh đạo ôn trên toàn thế giới do vi nấmMagnaporthe oryzae gây ra. Do đó, người ta cần phải cải tiến giống lúa mới vừa khác đạo ôn vừa chống chịu nóng. Cho dù những tiến bộ của QTL mapping RNA-seq analysis trong phản ứng của cây lúa với đạo ôn và nhiệt độ nóng, nhưng có rất ít báo cáo khoa học về khai thác nguồn vật liệu di truyền cùng một lúc gen kháng blast và gen chống chịu nóng. Theo nghiên cứu này, người ta tách biệt ra khi thực hiện meta-analysis 839 QTLs kháng blast và 308 QTLs chống chịu nóng. Kết quả, có 7054 gen kháng blast được phân lập trong 67 QTLs / meta-QTLs với quãng phân tử trung bình là 1.00 Mb. Tương tự, có 6425 gen chống chịu nóng được phân lập trong 40 QTLs / meta-QTLs với quãng phân tử trung bình là 1.49 Mb. Bên cạnh đó, ngưới ta sử dụng phương pháp DEGs (differentially expressed genes) của thí nghiệm trước đó và phương pháp GO enrichment analysis, có 55 DEGs đồng vị trí với trên các vùng rất thường gặp của 16 meta QTL/kháng blas và 14 meta-QTLs/chống chịu nóng.

Các gen  OsChib3H-cOsJAMybPi-kOsWAK1OsMT2bOsTPS3OsHI-LOXOsACLA-2 và OsGS2 là những gen ứng cử viên có ý nghĩa sẽ được tiếp tục nghiên cứu. Kết quả này cung cấp  nguồn gen phục vụ cải tiến giống lúa với gen tuyệt hảo đối với hai stress nói trên, giúp chúng ta hiểu phản ứng của cây diễn ra như thế nào để tổ hợp được những stress do blast và nhiệt độ nóng gây ra.

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35205268/

 

Hình 1:  Bản đồ QTL “nguyên tắc” liên quan đến tính kháng đạo ôn của cây lúa. Chr: chromosome; Thanh dài là nhiễm sắc thể; chỉ thị phân tử định vị bên tay phải của NST, khoảng cách vật lý tính bằng mega base (Mb) ở bên trái NST; Nhữngl QTLs gốc được định vị bên phải của chỉ thị phân tử trong bản đồ “nguyên tắc”; Đạn phân tử có màu xanh lá cây là mức độ tin cậy các quãng phân tử theo meta-QTLs trên nhiễm sắc thể.

 

Di truyền tính kháng bệnh đạo ôn trên lúa ở Sichuan

 Di truyền tính kháng bệnh đạo ôn trên lúa ở Sichuan

Nguồn: Zi-Jin HuYan-Yan HuangXiao-Yu LinHui FengShi-Xin ZhouYing XieXin-Xian LiuChen LiuRu-Meng ZhaoWen-Sheng ZhaoChuan-Hong FengMei PuYun-Peng JiXiao-Hong HuGuo-Bang LiJing-Hao ZhaoZhi-Xue ZhaoHe WangJi-Wei ZhangJing FanYan LiYun-Liang PengMin HeDe-Qiang LiFu HuangYou-Liang PengWen-Ming Wang. 2022. Loss and Natural Variations of Blast Fungal Avirulence Genes Breakdown Rice Resistance Genes in the Sichuan Basin of China Front Plant Sci. ; 2022 Apr 12;13:788876.  

Magnaporthe oryzae là nấm gây bệnh đạo ôn trên lúa, gây thiệt lại lớn trên toàn thế giới. Trên cơ sở luận điểm gene-for-gene (gen đối gen), protein kháng (R) có để ghi nhận avirulence tương ứng của chúng (AVR) “effectors” để tăng hoạt sự miễn nhiễm bị kích hoạt bởi effector. Gen AVR đã và đang được xác định để tiến hóa xảy ra nhanh hơn, dẫn đến sự kiện breakdown của những gen kháng tương ứng. Do đó, hiểu biết được sự biến thiên di truyền của gen AVR rất cần thiết cho sự phát huy giống kháng mang gen R tương ứng. Trong nghiên cứu này, người ta, phân tích bản chất đa hình của trình tự nucleotide tám gen AVR được biết, đó là AVR-Pita1, AVR-Pii, AVR-Pia, AVR-Pik, AVR-Pizt, AVR-Pi9, AVR-Pib, và AVR-Pi54 của tất cả 383 mẫu phân lập tại 13 tỉnh của Sichuan Basin. Người ta phát hiện sự có mặt của AVR-Pik, AVR-Pi54, AVR-Pizt, AVR-Pi9, và AVR-Pib trong những mẫu phân lập ở tất cả tỉnh, nhưng không có AVR-Pita1, AVR-Pii, và AVR-Pia trong ít nhất 7 tỉnh, cho thấy có sự mất đi 3 gen AVRs. Người ta còn phát hiện được sự chèn đoạn của Pot3, Mg-SINE, và indels trong gen  AVR-Pib, solo-LTR của Inago2 trong AVR-Pizt, và sự tự tái bản gen AVR-Pik. Kết quả, những mẫu phân lập ấy không mang gen AVR-Pia là gen độc tính đối với IRBLa-A, dòng monogeniccó chứa Pia, và những mẫu phân lập có các biến thể của AVR-Pib và AVR-Pizt là gen độc tính với IRBLb-B và IRBLzt-t, dòng monogenic mang gen Pib và Piz-t, theo thứ tự, cho thấy sự kiện breakdown tính kháng bởi sự mất gen và biến thiên di truyền của những gen avirulence. Do vậy, việc sử dụng gen kháng đạo ôn nên được cảnh báo bởi sự mất gen và biến thiên di truyền trong thiên nhiên của các gen avirulence trong quần thể nấm đạo ôn ở Sichuan Basin.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35498644/

 

Các nhà khoa học phát hiện ra một dạng thuốc bảo vệ thực vật mới có tác dụng vô hiệu hóa mầm bệnh tấn công cây lúa

 Các nhà khoa học phát hiện ra một dạng thuốc bảo vệ thực vật mới có tác dụng vô hiệu hóa mầm bệnh tấn công cây lúa 

Lê Thị Kim Loan theo Phys.org

Các nhà nghiên cứu đã phát triển phương pháp lập trình lại độc lực của mầm bệnh bằng cách sử dụng metallo-thiazole sản phẩm trao đổi chất của cây lúa. Hình ảnh: Haruna Matsumoto.

 

Lúa gạo là một trong những loại lương thực chính quan trọng nhất trên toàn cầu, cung cấp 1/5 lượng calo tiêu thụ cho con người. Tuy nhiên, các khu vực chính nơi trồng lúa thường bị ảnh hưởng nặng do các mầm bệnh gây ra.

Đến hiện nay, vấn đề này đang được xử lý bằng cách sử dụng các loại thuốc hóa học thường nhắm trực tiếp vào các loại nấm hại gây bệnh cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên, không có phương pháp kiểm soát nào trong số này hoàn toàn hiệu quả và nhiều trong số đó, có những loại thuốc hóa học được coi là không thân thiện với môi trường, do đó hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm kiếm các giải pháp thay thế tốt hơn.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Fund Basic Research, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Áo và Nhật Bản đã phác thảo ra một giải pháp đầy hứa hẹn, phương pháp này sử dụng một hợp chất không có tác hại đối với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng.

Haruna Matsumoto, một trong những tác giả của nghiên cứu, giải thích: "Công trình nghiên cứu này dựa trên một hiện tượng thú vị mà chúng tôi quan sát thấy ở một số ruộng lúa. Những cây lúa trồng ở những vị trí địa lý và khác nhau, sẽ có những loài vi khuẩn gây bệnh mang phân tử đặc thù gây bệnh đi kèm và chúng có rất nhiều biến thể đáng quan tâm. Cho đến nay, chúng tôi tò mò muốn khám phá yếu tố chưa được xác định ảnh hưởng đến độc lực của mầm bệnh là gì và liệu nó có liên quan đến cây chủ hay không. Bằng cách thực hiện mô phỏng quá trình trao đổi chất, chúng tôi đã xác định được 5-Amino-1,3,4- thiadiazole-2-thiol (một sản phẩm trao đổi chất thực vật thuộc nhóm thiazole), có thể làm giảm khả năng gây hại của mầm bệnh mà không giết chết hoặc ảnh hưởng đến mầm bệnh".

Theo đồng tác giả của nghiên cứu, Tomislav Cernava cho biết: "Tác dụng chống độc lực này được kích hoạt bởi loại chất hóa học được chuyển hóa từ thực vật là một phát hiện mới và có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các hệ thống bảo vệ thực vật chống lại các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra. Nó đặc biệt quan trọng để chống lại các mầm bệnh được tạo ra từ các yếu tố độc lực phân tử nhỏ, bởi vì thực vật thường không thể kháng cự lại các với các yếu tố này khi bị tấn công". Ông nói thêm: “Chúng tôi tin rằng các cơ chế tương tự có tiềm năng chống lại mầm bệnh ở các loại cây trồng khác”.

Nhà nghiên cứu đứng đầu cuộc nghiên cứu này, Mengcen Wang, cho biết: “Hy vọng rằng kết quả của nhóm sẽ khuyến khích nhiều nhà khoa học tiếp tục điều tra mức độ phức tạp của các tương tác giữa thực vật, vi sinh và môi trường. Điều này sẽ tạo cơ sở để phát triển các phương pháp tiếp cận bảo vệ thực vật bền vững hơn cho ngành sản xuất lúa gạo toàn cầu”.


WHITE-CORE RATE 1 & phẩm chất gạo

 WHITE-CORE RATE 1 & phẩm chất gạo

Nguồn: Wu B, Yun P, Zhou H, Xia D, Gu Y, Li P, Yao J, Zhou Z, Chen J, Liu R, Cheng S, Zhang H, Zheng Y, Lou G, Chen P, Wan S, Zhou M, Li Y, Gao G, Zhang Q, Li X, Lian X, He Y. 2022. Natural variation in WHITE-CORE RATE 1 regulates redox homeostasis in rice endosperm to affect grain quality. Plant Cell. 2022 Apr 26;34(5):1912-1932.

Độ bạo bụng gạo làm giảm phẩm chất gạo thương phẩm (Oryza sativa). Đây là tính trạng không mong muốn của nhà chọn giống và người tiêu dùng trên của thị trường. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết rõ cơ sở di truyền phân tử của độ bạc bụng. Ở đây, các tác giả nghiên cứu đã dòng hóa được gen mã hóa F-box WHITE-CORE RATE 1 (WCR1), Gen này điều tiết không tích cực biểu hiện tính trạng bạc bụng hạt gạo và cải tiến phẩm chất lúa gạo. MỘt biến thể chức năng A/G trong vùng promoter của gen WCR1 làm phát sinh ra alen WCR1A WCR1G, có nguồn gốc từ giống lúa japonica nhiệt đới và loài lúa hoang Oryza rufipogon, theo thứ tự. OsDOF17 là một phân tử transcriptional activator kết gắn AAAAG cis-element trong promoter của gen WCR1A. WCR1 ảnh hưởng tích cực sự phiên mã  của gen mã hóa metallothionein, gen MT2b và tương tác với gen MT2b để ức chế sự thoái hóa phân tử 26S proteasome của nó, dẫn đến kết quả làm giảm ROS (reactive oxygen species) và làm trì hoãn lập trình gây chết của tế bào trong nội nhũ cây lúa. Ngược lại, kết quả dẫn đến độ bạc bụng giảm. Kết quả này làm rõ cơ chế phân tử của tiến trình làm ra bạc bụng trong hạt gạo và xác định biến thể di truyền tự nhiên đầy triển vọng WCR1A, để áp dụng vào chương trình cải tiến giống lúa.

 

Xem  https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35171272/

 

Hình 2: Dòng hóa trên cở sở bản đồ di truyền QTL WCR1 và tính trạng nông học của các dòng con lai gần như đẳng gen NILs.

 

Di truyền tính chống chịu thiếu lân từ nguồn lúa hoang Oryza rufipogon DXWR

 Di truyền tính chống chịu thiếu lân từ nguồn lúa hoang Oryza rufipogon DXWR

Nguồn: Qianwen DengLiangfang DaiYaling ChenDecai WuYu ShenJiankun XieXiangdong Luo. 2022. Identification of Phosphorus Stress Related Proteins in the Seedlings of Dongxiang Wild Rice ( Oryza rufipogon Griff.) Using Label-Free Quantitative Proteomic Analysis. Genes (Basel) 2022 Jan 4; 13(1):108.  doi: 10.3390/genes13010108.

Chống chịu thiếu lân cây lúa là tính trạng phức tạp (complex character) do nhiều gen điều khiển. Thông quan phân tích proteomics, người ta có thể tìm thấy những protein có liên quan đến thiếu lân trong một ngân hàng nguồn vật liệu hết sức độc đáo “unique P-deficiency tolerance germplasm” có tên là Dongxiang wild rice (Oryza rufipogon, DXWR), cung cấp cơ sở nghiên cứu cơ chế điều tiết của tính chống chịu ấy. Theo đó, người ta tiếp cận với phương pháp proteomics cũng như những phân tích có liên quan với bô cơ sở dữ liệu transcriptome để xác định các gen độc đáo  phản ứng với thiếu lân  trong tập đoàn DXWR trong giai đoạn mạ. Kết quả cho thấy có 3589 protein khác biệt rất đáng kể được người ta phân lập giữa nghiệm thức xử lý low P và normal P trong mẫu rễ lúa DXWR. Mức độ thay đổi này là 1,5 lần, bao gồm 60 protein điều tiết kiểu “up” và 15 protein điều tiết theo kiểu “down”, 24 trong số đó được phát hiện có mức biểu hiện thay đổi hơn 1,5 lần trong cơ sở dữ liệu transcriptome. Thông qua phân tích QTLs, có bảy gen liên quan đến sự biểu hiện rất khác nhau đáng kể những proteins được phân lập trong thí nghiệm này; chúng được tìm thấy, chưa định tính, phân bố trong những quãng chứa QTLs liên quan đến phản ứng thiếu lân, hai trong số đó (LOC_Os12g09620 và LOC_Os03g40670) được tìm thấy trong kết quả transcriptome và proteome. Trên cơ sở kết quả phân tích rõ ràng, người ta thấy rằngh DXWR có thể làm tăng  sự biểu hiện của purple acid phosphatases (PAPs), sự định vị màng của phân tử P transporters (PTs), vùng rễ (rhizosphere area), và sự kiện alternative splicing, nó có thể làm giảm hoạt tính ROS (reactive oxygen species) khi bị stress thiếu lân. Kết quả này cung cấp luận điểm mới về dòng hóa được các gen điều khiển tính chống chịu thiếu lân có từ lúa hoang, cũng như làm rõ được cơ chế phân tử của tính kháng sự thiếu lân trong tập đoàn lúa hoang DXWR.

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35052448/

 

Di truyền tính chống chịu mặn cây lúa bởi OsQHB

 Di truyền tính chống chịu mặn cây lúa bởi OsQHB

 

Nguồn: Jiahao ZhouJinzhu QiaoJuan WangRuidang QuanRongfeng HuangHua Qin. 2022. OsQHB Improves Salt Tolerance by Scavenging Reactive Oxygen Species in Rice. Front Plant Sci.; 2022 May 4;13:848891.  doi: 10.3389/fpls.2022.848891. 

Đất mặn là stress chủ lực do ngoại cảnh gây ra tác động hạn chế đến tăng trưởng và năng suất cây trồng. Việc tìm kiếm những gen chủ lực bao gồm tính trạng tạo cân bằng sinh lý trong cơ chế chống chịu mặn cây lúa và năng suất lúa sẽ trở nên cực kỳ quan trọng để người ta canh tác giống lúa cao sản cịu mặn giỏi. Trong nghiên cứu này, người ta báo cáo rằng gen WUSCHEL-related homeobox (WOX), quiescent-center-specific homeobox (OsQHB), điều tiết tích cực những tính trạng có liên quan đến năng suất và điều tiết tiêu cực tính chống chịu mặn trong cây lúa. Đột biến gen OsQHB dẫn đến kết quả làm giảm chiều cao cây, số chồi, chiều dài bông lúa, chiều dài và rộng hạt lúa, làm tăng tính chống chịu mặn. Phân tích hệ transcriptome và chạy qPCR cho kết quả rằng ROS (reactive oxygen species) có liên quan đến những gen được điều tiết bởi OsQHB. Hơn nữa, các đột biến lặn osqhb biểu hiện mức độ cao hơn hoạt tính của ROS-scavenging enzymes và giảm thấp sự tích lũy ROS cũng như MDA (malondialdehyde) trong điều kiện bị stress mặn. Do đó, kết quả nghiên cứu này cung cấp một luận điểm mới về vai trò của họ gen WOX  trong sự phát triển cây lúa và tính chống chịu mặn của nó, gợi ra rằng OsQHB là một gen đích có giá trị phục vụ chương trình cải tiến giống lúa cao sản chống chịu mặn.

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35599895/

 

Chiến lược mới nhằm cứu loại ngũ cốc không thể thay thế của thế giới

 Chiến lược mới nhằm cứu loại ngũ cốc không thể thay thế của thế giới 

Đinh Thị Lam theo Phys.org

 Thực vật - chúng cũng giống như chúng ta, đều có những kỹ thuật độc đáo để giải quyết những căng thẳng. Nhằm cứu vãn một trong những loại cây trồng quan trọng nhất trên Trái đất khỏi sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu, các nhà khoa học đang vạch ra các chiến lược chống căng thẳng riêng của cây trồng.

Một nhóm nghiên cứu do UC Riverside dẫn đầu đã tìm hiểu điều gì xảy ra với rễ của cây lúa khi chúng phải đối mặt với hai loại tình huống căng thẳng là nước quá nhiều hoặc quá ít. Những quan sát này tạo cơ sở cho các chiến lược bảo vệ mới.

Julia Bailey-Serres, nhà di truyền học của UCR và trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Loại cây trồng này là nguồn cung cấp calo chính cho 45% nhân loại, nhưng việc thu hoạch của nó đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ở Hoa Kỳ, lũ lụt cùng với hạn hán đã gây ra thiệt hại lớn đối với mùa màng của nông dân mỗi năm”.

Mặc dù cây lúa có thể phát triển trong vùng đất ngập nước, nhưng nó sẽ cho ít năng suất hơn hoặc thậm chí là chết nếu bị ngập quá sâu trong thời gian dài. Công trình này mô phỏng những trận lũ lụt kéo dài từ 5 ngày trở lên, trong đó cây bị ngập hoàn toàn. Nó cũng mô phỏng các điều kiện của khô hạn.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra phản ứng của rễ ở cả hai điều kiện, bởi vì rễ là bộ phận có những phản ứng đầu tiên không thể nhìn thấy đối với căng thẳng liên quan đến lũ lụt và hạn hán.

Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Developmental Cell.

Một phát hiện quan trọng là chất suberin - một chất được tạo ra bởi rễ lúa nhằm phản ứng lại với căng thẳng. Nó giúp bảo vệ cây lúa khỏi lũ lụt cũng như hạn hán. Bailey-Serres cho biết: “Suberin là một phân tử lipid giúp hút nước từ rễ đến chồi và oxy từ chồi đến rễ. Nếu chúng ta củng cố khả năng tạo ra suberin của thực vật, cây lúa sẽ có cơ hội sống sót tốt hơn trong mọi loại thời tiết”.

Các nhà nghiên cứu có thể xác định một mạng lưới các gen kiểm soát việc sản xuất suberin và có thể sử dụng thông tin này để chỉnh sửa gen hoặc tạo giống có chọn lọc.

Alex Borowsky, nhà sinh vật học UCR và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Tìm hiểu về suberin đặc biệt thú vị vì nó không dễ bị phân hủy bởi vi khuẩn đất, do đó carbon mà cây trồng đưa vào các phân tử suberin trong rễ sẽ bị giữ lại. Điều này có nghĩa là tăng suberin có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu bằng cách loại bỏ và lưu trữ carbon khỏi khí quyển”.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định các gen kiểm soát một số hành vi căng thẳng khác của cây lúa.

Bailey-Serres cho biết thêm: “Một trong những phát hiện thú vị của chúng tôi là khi cây lúa bị ngập trong nước, chu kỳ phát triển của tế bào rễ sẽ tạm dừng, sau đó sẽ phát triển trở lại ngay sau khi chồi được tiếp cận với không khí”.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu có kế hoạch kiểm tra cách điều chỉnh những phản ứng căng thẳng này có thể làm cho cây trồng trở nên thích nghi hơn trong điều kiện ẩm ướt và khô hạn.

Bailey-Serres cho biết: “Bây giờ chúng tôi hiểu được những phản ứng này, chúng tôi có một lộ trình để thực hiện những thay đổi có mục tiêu đối với bộ gen của cây lúa để tạo ra một cây trồng có khả năng chịu áp lực cao hơn".

Mặc dù mưa lớn và hạn hán đều gia tăng như những mối đe dọa, Bailey-Serres hy vọng rằng công nghệ gen mới có thể tăng khả năng phục hồi của cây trước khi quá muộn.

Bailey-Serres nói: "Với việc chỉnh sửa bộ gen, thực tế là chúng ta chỉ làm một thay đổi nhỏ thôi nhưng mục tiêu biến đổi và bảo vệ cây trồng khỏi dịch bệnh là tuyệt vời. Mặc dù cây trồng của chúng ta đang bị đe doạ, nhưng công nghệ mới đã cho chúng ta lý do để hy vọng”.

 

Phân tích proteomic khả năng miễn nhiễm của cây lúa đối với bệnh đạo ôn

 Phân tích proteomic khả năng miễn nhiễm của cây lúa đối với bệnh đạo ôn 

Nguồn: Zhao Z, Li M, Zhang H, Yu Y, Ma L, Wang W, Fan Y, Huang N, Wang X, Liu K, Dong S, Tang H, Wang J, Zhang H, Bao Y. 2022. Comparative Proteomic Analysis of Plasma Membrane Proteins in Rice Leaves Reveals a Vesicle Trafficking Network in Plant Immunity That Is Provoked by Blast Fungi. Front Plant Sci. 2022 Apr 25;13:853195. doi: 10.3389/fpls.2022.853195.

Bệnh đạo ôn lúa do vi nấm Magnaporthe oryzae gây ra; gây thiệt hại lớn cho các vùng trồng lúa của thế giới. Protein ở màng plasma cây lúa PM (rice plasma membrane) rất cần thiết để thiếp lập nhanh và chính xác  phản ứng tự vệ của cây lúa trong hệ thống miễn dịch thực vật khi cây lúa và nấm đạo ôn tương tác với nhau. Tuy nhiên, dòng chảy liên kết với miễn dịch thực vật là hệ thống lưu thông trên cơ sở PM proteins rất ít được biết nhiều. Trong thí nghiệm này, người ta muốn khai thác những thay đổi trong PM proteins khi nấm M. oryzae xâm nhiễm, hệ thống PM proteome được phân tích thông qua iTRAQ trong giống lúa bản địa kháng đạo ôn Heikezijing. Có tổng cộng 831 gen DEPs (differentially expressed proteins) được phân lập, bao gồm 434 upregulated và 397 downregulated DEPs. Các phân tích chức năng genome, DEPs kết hợp với dòng lưu thông (vesicle trafficking) biểu hiện mới độ phong phú đáng kể, bao gồm khái niệm "transport" trong phân tích Gene Ontology enrichment, các chu trình mang tính chất endocytosisphagosome trong hồ sơ Encyclopedia of Genes and Genomes analysis, và những proteins liên quan đến dòng lưu thông này được xác định thông qua hệ thống tương tác protein-protein. OsNPSN13, một protein N-ethylmaleimide-sensitive factor attachment protein receptor (SNARE) 13 mới hoàn toàn, được xác định là upregulated DEP, và những cây transgenic biểu hiện mạnh mẽ gen này đều cho thấy có tính kháng bệnh đạo ôn tốt, trong khi cây transgenic có xử lý knockdown gen trở nên nhiễm bệnh hơn cây nguyên thủy (wild-type). Những thay đổi nay rất đa dạng và có những chức năng giả địnhcủa 20 gen DEPs cho thấy một mạng lưới mang tính chất vesicle trafficking trong tương tác giữa ký chủ và ký sinh M. oryzae. Kết quả phân tích proteomic dạng so sánh của những proteins trong màng plasma của lá lúa cho thấy thực vật- miễn dịch nối kết với hệ thống vesicle trafficking được khởi động bởi nấm đạo ôn; kết quả này cung cấp những khái niệm mới về phản ứng kháng của cây lúa đối với nấm gây bệnh đạo ôn.

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35548300/

 

Hình 2. Xác định số lượng proteins từ phân tích  iTRAQ.

 

Chỉnh sửa gen có tính chất “multiplex” đối với “starch branching enzyme genes” cây lúa

 Chỉnh sửa gen có tính chất “multiplex” đối với “starch branching enzyme genes” cây lúa

Nguồn: Sudip Biswas, Oneida Ibarra, Mariam Shaphek, Marco Molina-Risco, Mayra Faion-Molina, Marcela Bellinatti-Della Gracia, Michael J. Thomson,E ndang M. Septiningsih. 2022. Increasing the level of resistant starch in ‘Presidio’ rice through multiplex CRISPR–Cas9 gene editing of starch branching enzyme genes. The Plant Genome 2022:e2025; First published: 17 June 2022; https://doi.org/10.1002/tpg2.20225

 

 

Cây lúa (Oryza sativa L.) là nguồn cung cấp tinh bột tuyệt vời, bao gồm amylopectin và amylose. Tính trạng RS (resistant starch) là một sản phẩm tinh bột rất dễ tiêu hóa và được hấp thu trong dạ dày hoặc ruột non. Những loài mễ cốc có RS cao, có thể là kết quả thuận lợi để cải thiện sức khỏe con người, làm giảm rủi ro bệnh mãn tính bởi hệ tiêu hóa. Người ta ghi nhận rằng: thông quan đột biến nhân tạo bằng phương pháp hóa học và và kỹ thuật sử dụng phân tử RNA can thiệp cho thấy: các phân tử SBEs (starch branching enzymes) có vai trò rất quan trọng trong mức độ cao hơn của tính trạng RS của loài cây trồng thuộc mễ cốc. Theo kết quả nghiên cứu này, người ta sử dụng phương pháp multiplex thông qua hệ thống CRISPRCas9 trong chỉnh sửa gen nhằm mục đích chỉnh sửa đồng thời một lúc 4 gen  SBE của hệ gen cây lúa, sử dụng tRNA nội sinh  phục vụ  việc biểu hiện phân tử single-guide RNAs (sgRNAs) đánh dấu đích đến của 4 gen này. Vector được thiết kế mang CRISPR–Cas9 với 4 gen SBE và sgRNAs, chúng được chuyển nạp vào trong giống lúa trồng Hoa Kỳ tên là Presidio, thông qua kỹ thuật chuyển nạp gián tiếp nhờ vi khuẩn Agrobacterium. NHững đột biến mang tính chất knockout được xác định tại tất cả 4 gen SBE thông qua 8 cây T0 . Dòng T1 không có transgene với những tổ hợp khác nhau của gen SBE bị xử lý cũng được phân lập, kết quả cho nhiều dòng SBE-edited biểu hiện sự tăng lên đáng kể RS đến mức 15% cao hơn giống nguyên thủy (WT) là Presidio. Cho dù có nhiều cố gắng sau đó, nhưng người ta cần phải cố định được tất cả những  alen đột biến ấy như trạng thái đồng hợp tử, kết quả minh chứng được khả năng thực hiện multiplex (thực hiện chỉnh sửa gen cùng một lúc) nội dung genome editing  để phát triển dòng lúa có hàm lượng RS cao.

Xem https://acsess.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/tpg2.20225

 

Hình: Những vùng đích của phân tử guide RNA (gRNA), 4 gen STARCH BRANCING ENZYME (SBE), phân tử transfer RNA (tRNA) – trong vector mang phân tử single-guide RNA (sgRNA) đến gen SBE in vitro.

 

Di truyền tính chống chịu nóng của cây lúa

 Di truyền tính chống chịu nóng của cây lúa

Nguồn: Huang ZhouYingfeng WangYijin ZhangYunhua XiaoXiong LiuHuabing DengXuedan LuWenbang TangGuilian Zhang. 2022. Comparative Analysis of Heat-Tolerant and Heat-Susceptible Rice Highlights the Role of OsNCED1 Gene in Heat Stress Tolerance. Plants (Basel); 2022 Apr 13;11(8):1062.  doi: 10.3390/plants11081062.

Muốn làm rõ cơ chế phản ứng của cây lúa với nhiệt độ nóng HS (heat stress), người ta thực hiện phân tích phổ thể hiện transcriptome của bông lúa, phân tích so sánh  giữa dòng lúa chịu nóng 252 (HTL252) và dòng lúa không chịu nóng 082 (HSL082), hai quần thể con lai cận giao tái tổ hợp RILs (recombinant inbred lines). Kết quả phân tích DEGs (differentially expressed genes) cho thấy những DEGs này chủ yếu gắn với protein, xúac tác, phản ứng stress, và tiến trình xảy ra trong tế bào. Phân tích MapMan chứng minh rằng các gen mang tên heat-responsive (HR) đối với việc mã hóa các heat shock proteins, yếu tố phiên mã, sự phát triển và những phytohormones bị kích hoạt một cách chuyên biệt trong dòng lúa HTL252 dưới nghiệm thức xử lý nhiệt độ nóng (HS). Trên cơ sở kết quả phân tích DEG, gen chủ chốt OsNCED1 (Os02g0704000), được kích thích bởi HS, được người ta sàng lọc và minh chứng chức năng gen thành công. Hơn thế nữa, một hệ men có tên là 9-cis-epoxycarotenoid dioxygenase (NCED) trở thành một enzyme chủ lực có tính chất key rate-limiting đối với chu trình sinh tổng hợp ABA. Sự biểu hiện mạnh mẽ của OsNCED1 cải tiến rất tốt tính chống chịu stress nhiệt (HS tolerance) của cây lúa ở giai đoạn lúa tượng khối sơ khởi và trổ bông. Cây lúa nào biểu hiện mạnh mẽ gen OsNCED1 một cách có ý nghĩa đề làm tăng khả năng sống sót của hạt phấn, mật độ hạt thụ tinh, hoạt tính của hệ men superoxide dismutase (SOD) peroxidase (POD), trong khi đó, có sự đứt gãy đáng kể “lower electrolyte” và hàm lượng malondialdehyde (MDA) tương ứng với kiểu hình nguyên thủy (WT). Như vậy, sự biểu hiện mạnh mẽ OsNCED1 có thể cải tiến được tính trạng chống chịu stress nhiệt độ nóng của cây lúa, thông qua tăng cường khả năng antioxidant. Nhìn chung, kết quả này là nền tảng cho chúng ta hiểu được cơ chế điều tiết ở mức độ phân tử khi cây lúa phản ứng với stress nóng kéo dài.

  Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35448790/

 

Mức độ biểu hiện mạnh mẽ gen PpBURP2 làm tăng phản ứng của hệ thống bảo vệ cây lúa đối với stresss phi sinh học và bệnh bạc lá

 Mức độ biểu hiện mạnh mẽ gen PpBURP2 làm tăng phản ứng của hệ thống bảo vệ cây lúa đối với stresss phi sinh học và bệnh bạc lá

Nguồn: Shunwu YuFangwen YangYuqiao ZouYunan YangTianfei LiShoujun ChenYulan WangKai XuHui XiaLijun Luo. 2022. Overexpressing PpBURP2 in Rice Increases Plant Defense to Abiotic Stress and Bacterial Leaf Blight.  Front Plant Sci.; 2022 May 6;13:812279.  doi: 10.3389/fpls.2022.812279. 

 

 

Rêu (mosses) là một trong những thực vật đa dạng sớm nhất trên mặt đất, thích nghi giỏi với đời sống trên mặt đất này. Những protein có domain là BURP (BURP proteins) là protein chuyên tính trên thực vật, chúng xuất hiện khi thực vật dịch chuyển từ dưới nước lên đất liền. Phân tích di truyền huyết thống cho thấy BURP domain của thực vật bậc cao có nguồn gốc từ thực vật ở dưới đất thấp và rất đa dạng bởi vì có sự chuyển đổi motif. Để tìm thấy được chức năng của BURP protein trong rêu (moss), người ta sử dụng cây lúa chuyển nạp gen sự sự biểu hiện lệch (ectopic expression) của PpBURP2sự biểu ấy được kiểm soát đối với các nghiệm thức xử lý stress phi sinh học. Kết quả là sự kiện ectopic expression như vậy của PpBURP2 làm tăng cường tính chống chịu của stress mặn và stress áp suất thẩm thấu (osmotic stress) ở giai đoạn mạ và stress khô hạn ở giai đoạn cây trưởng thành. Sự kiện ectopic expression sau đó của  PpBURP2 đã cải tiến được tính chống chịu ion cadmium (Cd2+) và làm giảm sự tích tụ của Cd2+ trong lá lúa. Phân tích ở mức độ phiên mã của những cây transgenic PpBURP2 plants cho thấy các DEGs (differentially expressed genes) đều có trong cơ chế biến dưỡng những chất thứ cấp, năng lượng, tiến trình ô xi hóa khử (oxidation-reduction), và các gen có liên quan đến chức năng tự vệ. Những thí nghiệm sâu hơn cho thấy hiệu quả quang hợp và tính kháng với bệnh bạc lá lúa rõ ràng được cải tiến trong cây transgenic. Sử dụng phương pháp xét nghiệm “Yeast two-hybrid and bimolecular fluorescence complementation” (viết tắt BiFC) cho thấy tương tác vật lý của protein mang domain BURP của cây lúa và loài rêu với cơ chế MKK (mitogen-activated protein kinase kinase). Do đó, kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng sự biểu hiện mạnh mẽ gen PpBURP2 trong cây lúa liên quan đến tính kháng những stress phi sinh học và bệnh bạc lá lúa. Vai trò điều tiết của protein giống như BURP trong thực vật bậc thấp cũng như thực vật bậc cao là kết quả tiến hóa giúp thực vật phản ứng với nhiều loại hình ngoại cảnh khác nhau, những thách thức cho thực vật sinh sống được.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35599889/

 

Di truyền tính kháng bệnh bạc lá lúa

 Di truyền tính kháng bệnh bạc lá lúa

Nguồn: Daniel Ruben Akiola SanyaSharifah Farhana Syed-Ab-RahmanAiqun JiaDjamila OnésimeKyung-Min KimBonaventure Cohovi AhohuendoJason R Rohr. 2022. A review of approaches to control bacterial leaf blight in rice. World J Microbiol Biotechnol.; 2022 May 17; 38(7):113.  doi: 10.1007/s11274-022-03298-1.

Vi khuẩn gram âm  Xanthomonas oryzae pv. oryzae, gây ra bệnh bạc lá lúa (BLB), là sự quan tâm đặc biệt vì pathogen này gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho sản xuất lúa trên toàn thế giới. Người ta cố gắng với mức nhanh nhất có thể nhằm hiểu được những cơ chế phân tử khống chế bệnh BLB không cho nó lan rộng. Bài tổng quan này ghi nhận rất nhiều yếu tố khác nhau về độc tính  của vi khuẩn của trong mạch dẫn của cây lúa khi nó xâm nhiễm vào cây chủ, cạnh tranh quyết liệt với cơ chế phòng vệ của cây chủ, rồi gây ra bệnh. Theo đó, người ta nhấn mạnh các yếu tố độc tính (virulence factors) và cơ chế phân tử với báo cáo rằng vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae sử dụng nó làm tổ thương hệ thống tự vệ của cây chủ, những kiến thức gần đây về cơ chế có tính chất tế bào và phân tử trong tương quan giữa ký sinh và ký chủ, cũng như các hợp phần phát sinh bệnh (pathogenicity), những phương pháp phát triển giống lúa kháng được vi khuẩn X. oryzae pv. oryzae, những chiến lược làm giảm thiểu sự bùng phát dịch bệnh, và những gen mới được phát hiện, những công cụ quản lý dịch bệnh. Người ta kết luận rằng sự thực hiện và áp dụng những công nghệ mang tính chất “cutting-edge”, những công cụ cần thiết để tránh thiệt hại năng suất lúa bởi BLB và đảm bảo được an ninh lương thực.

Xem: https://link.springer.com/article/10.1007/s11274-022-03298-1

 

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Phân tích transcriptome Pup1QTL điều khiển tính chống chịu thiếu lân ở giai đoạn lúa đẻ nhánh

Phân tích transcriptome Pup1QTL điều khiển tính chống chịu thiếu lân ở giai đoạn lúa đẻ nhánhPhân tích transcriptome Pup1QTL điều khiển tính chống chịu thiếu lân ở giai đoạn lúa đẻ nhánh

Nguồn: Suresh KumarAnuradha AgrawalKarishma SeemSantosh KumarK K Vinod,  Trilochan Mohapatra. 2022. Transcriptome analysis of a near-isogenic line and its recurrent parent reveals the role of Pup1 QTL in phosphorus deficiency tolerance of rice at tillering stage. Plant Mol Biol. ; 2022 May; 109 (1-2):29-50.  

Phosphorus (P) là nguyên tố cần thiết cho các tiến trình xảy ra trong tế bào như hô hấp, quang hợp, sinh tổng hợp phospholipids ở màng tế bào, etc. Để khắc phục được stress thiếu P, cây lúa phải tái lập trình (reprograming) sự biểu hiện của các gen bao gồm trong các chu trình biến dưỡng khác nhau, các chu trình truyền tín hiệu để cây úa sống sót, tăng trưởng và phát triển. Cây lúa sử dụng guồng máy sinh học của phiên mã, hậu phiên mã, dịch mã, hậu dịch mã để có kết quả tương xứng được gọi với thuật ngữ “P homeostasis” (trạng thái cân bằng sinh lý của P trong bào chất). Nhiều yếu tố phiên mã (TFs), miRNAs, và P transporters có vai trò quan trọng trong tính chống chịu thiếu lân; tuy nhiên, những cơ chế nói trên phản ứng với sự thiếu lân vẫn còn được biết rất ít. Người ta nghiên cứu về sự đói lân/ phản ứng về thiếu lân của cây lúa ở ở giai đoạn mạ non (seedling) nhưng rất ít tài liệu nghiên cứu về phản ứng phân tử của cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh hoặc giai đoạn sinh dục. Muốn xác định các chiến lược nghiên cứu cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh trong nghiệm thức stress thiếu lân,  người ta sử dụng một cặp bố mẹ có đặc tính tương phản nhau [Pusa-44 (lúa cao sản, nhạy cảm với thiếu lân) và dòng gần như đẳng gen NIL-23, chống chịu thiếu lân, chứa Pup1 QTL]. Người ta xem xét và phân tích hình thái học, thông số hóa sinh, và biểu hiện phân tử. Phân tích có tính chất so sánh của mô ở chồi thân và mô rễ lúa từ 45 ngày tuổi, trồng trong dung dịch dinh dưỡng, nghiệm thức có lân P (16 ppm); thiếu P (4 ppm) trong dung dịch, xác định phản ứng có tính chất hình thái và sinh lý cây lúa. Bên cạnh đó, kết quả phân tích RNA-seq khẳng định vai trò quan trọng của phosphate transporters, TFs, auxin-responsive proteins, modulation trong thành tế bào, biến dưỡng acid béo, và kiến trúc chromatin /cải biên epigenetic trong bản chất chống chịu thiếu lân của dòng NIL-23, bởi sự du nhập vào của Pup1 QTL trong Pusa-44. Kết quả cho chúng ta nhận thức về chức năng phân tử của Pup1 đối với tính trạng chống chịu thiếu lân, có thể được sử dụng để cải tiến hiệu quả sử dụng P của cây lúa cho năng suất cao hơn khi trồng trên ruộng thiếu P.

Sự du nhập Pup1 QTL vào giống lúa cao sản chủ yếu là khởi động phosphate transporters, TFs, auxin-responsive proteins, kiến trúc tế bào, biến dưỡng acid béo, và chromatin architecture/epigenetic modifications ở giai đoạn đẻ nhánh trong điều kiện cây lúa bị stress thiếu lân.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35275352/

 

Protein OsCSLD4 và tính chống chịu mặn của cây lúa

Protein OsCSLD4 và tính chống chịu mặn của cây lúa

Nguồn: Hui ZhaoZixuan LiYayun WangJiayi WangMinggang XiaoHai LiuRuidang QuanHaiwen ZhangRongfeng HuangLi ZhuZhijin Zhang. 2022. Cellulose synthase-like protein OsCSLD4 plays an important role in the response of rice to salt stress by mediating abscisic acid biosynthesis to regulate osmotic stress tolerance. Plant Biotechnol J.; 2022 Mar; 20(3):468-484.  doi: 10.1111/pbi.13729. 

Những enzyme trong chu trình sinh tổng hợp polysaccharide ở thành tế bào có vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triển và phản ứng với stress của cây lúa. Cjhức năng của những enzyme như vậy về tăng trưởng và phát triển đã được nghiên cứu kỹ. Trái lại, chức năng này trong phản ứng của cây đối với stress phi sinh học vẫn còn được biết rất ít. Những nghiên cứu trước đây cho thấy men cellulose synthase-like D4 protein (OsCSLD4) trong thành tế bào cây lúa bao gồm trong chu trình sinh tổng hợp polysaccharide trong thành tế bào. Nó có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của cây lúa. Kết quả nghiên cứu minh chứng rằng chức năng OsCSLD4 bị xáo trộn bởi đột biến nd1 làm cây lúa nhạy cảm với stress mặn, nhưng không nhạy cảm với abscisic acid (ABA). Sự biểu hiện của sinh tổng hợp ABA nào đó và các gen phản ứng bị ức chế trong cây đột biến nd1 trong cả điều kiện bình thường và điều kiện stress mặn. ABA ngoại sinh có thể làm hồi phục tính chống chịu stress mặn, làm ức chế nd1. Hơn nữa, sự biểu hiện mạnh mẽ của OsCSLD4 có thể làm tăng cường biểu hiện gen sinh tổng hợp ABA, làm tăng hàm lượng ABA và cải thiện tính chống chịu mặn của cây lúa, do vậy, nó khẳng định rằng tính chống chịu stress mặn cây lúa được điều tiết bởi OsCSLD4 là kết quả trung gian của sinh tổng hợp ABA. Hơn nữa, nd1 làm suy giảm tính chống chịu của cây lúa đối với stress bởi áp suất thẩm thấu, mà không chống chịu độc tố ở trạng thái ion (ion toxic tolerance). Kết quả phân tích transcriptome cho thấy rằng: có nhiều gen hơn trong phản ứng với osmotic stress bị tổn thương trong cây nd1 so với cây có gen phản ứng với stress mặn, như vậy, cho thấy OsCSLD4 có trong phản ứng stress mặn thông qua trung gian phản ứng áp suất thẩm thấu  kích thích ABA. Sự xáo trộn chức năng của OsCSLD4 làm làm khối lượng hạt và chiều ngang hạt thóc, trong khi sự thể hiện mạnh mẽ  của OsCSLD4 làm gia tăng khối lượng hạt và chiều ngang hạt thóc. Tóm lại, nghiên cứu này minh chứng rằng một cơ chế mới của cây lúa thích ứng với stress mặn mà cây có thể kết hợp tính chống chịu stress mặn với năng suất cao.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34664356/

 

Di truyền tính chống chịu mặn của cây lúa thông qua OsPP65

Di truyền tính chống chịu mặn của cây lúa thông qua OsPP65

Nguồn: Qing LiuJierong DingWenjie HuangHang YuShaowen WuWenyan LiXingxue MaoWenfeng ChenJunlian XingChen Li & Shijuan Yan. 2022. OsPP65 Negatively Regulates Osmotic and Salt Stress Responses Through Regulating Phytohormone and Raffinose Family Oligosaccharide Metabolic Pathways in Rice. Rice Published: 02 July 2022;  volume 15, Article number: 34

Mặc dù “type 2C protein phosphatases” (PP2Cs) đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong điều tiết sự phát triển thực vật và điều tiết nhiều phản ứng đối với stress, nhưng vài trò thực sự chuyên biệt của nó trong chống chịu stress phi sinh học của cây lúa vẫn chưa được biết rõ. Theo nghiên cứu này,các chức năng của OsPP65 trong stress có tính chất rice osmotic (điều tiết áp suất thẩm thấu) và stress mặn đã được nghiên cứu. Ở đây, các tác giả báo cáo rằng OsPP65 phản ứng có tính chất multiple stresses, được kích hoạt rất rõ ràng bởi áp suất thẩm thấu và xử lý stress mặn. OsPP65 biểu hiện mạnh mẽ  trong cây mạ và trong lá lúa, định vị tại nhân và tế bào chất. Người ta knockout OsPP65 kết quả cây lúa  tăng cường tính chống chịu osmotic và stress mặn. Sự kích hoạt cao hơn có ý nghĩa của những gen năm trong chu trình sinh tổng hợp jasmonic acid (JA) và abscisic acid (ABA) hoặc truyền tín hiệu, hàm lượng cao hơn JA và ABA nội sinh, được quan sát trong cây OsPP65 knockout so với cây nguyên thủy (wild-type), sau khi xử lý chúng trong nghiệm thức osmotic stress. Phân tích sâu hơn cho thấy chức năng của JA và ABA một cách độc lập, trong chống chịu với osmotic stress đều có liên quan đến sự mất protein OsPP65. Hơn nữa, phân tích metabolomics cho thấy rằng những mức độ cao hơn bình thường các chất nội sinh như galactose galactinol nhưng thấp hơn của chất rafnose trong cây lúa OsPP65 knockout so ánh với cây nguyên thủy (wild-type) sau khi người ta xử lý osmotic stress. Những kết quả như vậy cho thấy OsPP65 điều tiết ngược lại với tính chống chịu osmotic stress và stress mặn thông qua tiến trình điều tiết  lộ trình truyền tín hiệu của JA và ABA, modul hóa tiến trình biến diễn rafnose family oligosaccharide của cây lúa. OsPP65 là một mục tiêu đầy triển vọng để cải tiến cây lúa chống chịu với stress bằng chỉnh sửa gen.

 

Xem  https://link.springer.com/content/pdf/10.1186/s12284-022-00581-5.pdf

 

 

 

Phản ứng stres qua trung gian OsPP65 bao gồm sự điều tiết biến dưỡng RFO của cây lúa.

  1. Số lượng chất biến dưỡng sơ cấp và chất biến dưỡng chưa biết được xác định nhờ GC–MS.
  2. Số lượng và tỷ lệ các chất biến dưỡng được phân lập trong những classes khác nhau.
  3. Những thay đổi kích thước (fold) của galactinol và rafnose trong cây lúa WT và cây lúa OsPP65 knockout sau 4 giờ xử lý osmotic stress đến nghiệm thức 0 giờ.
  4. Những thay đổi kích thước (fold) trong biểu hiện các enzymes chủ chốt có trong RFO metabolism của cây lúa WT và cây lúa OsPP65 knockout sau 4 giờ xử lý osmotic stress đến nghiệm thức 0 giờ.
  5. Trung bình±SD ba lần nhắc lại (15 cây cho mỗi lần nhắc), dấu hoa thị là khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng WT ở mức độ *P <0.05 Duncan test.

 

Nguồn vật liệu lúa cho gen điều khiển biến dưỡng kẽm

 Nguồn vật liệu lúa cho gen điều khiển biến dưỡng kẽm

Nguồn: Mbolatantely RakotondramananaRyokei TanakaJuan Pariasca-TanakaJames StangoulisCécile Grenier & Matthias Wissuwa. 2022.  Genomic prediction of zinc-biofortification potential in rice gene bank accessions. Theoretical and Applied Genetics July 2022; vol. 135: 2265–2278

Mô phỏng dự đoán gen (genomic prediction) thành công trong xác định hàm lượng Zn trong hạt gạo từ 3000 mẫu giống lúa trong ngân hàng gen. Điều ấy được minh chứng trong xét nghiệm các vật liệu cho được chọn lọc từ ruộng lúa Madagascar giàu kẽm trong hạt gạo. Hàm lượng kẽm (Zn) tăng trong bộ phận ăn được của mễ cốc, là cách tiếp cận với cải tiến biến dưỡng Zn bằng sinh học (Zn-biofortification), đây là mục tiêu cải tiến giống lúa toàn cầu để giải quyết vấn nạn khiếm dưỡng vi khoáng. Đặc biệt là trẻ em ở các nước như Madagascar đang đối mặt với rủi ro thiếu kẽm bởi vì nguồn lương thực chủ yếu của dân cư là lúa gạo, loài mễ cốc rất thiếu kẽm. Các giống lúa “biofortified” có hàm lượng kẽm tăng trong gạo sẽ là giải pháp tốt và mục tiêu của tác giả là khai thác cho được biến dị di truyền hiện hữu trong các mẫu giống có trong ngân hàng gen cây lúa rồi xác định các yếu tố di truyền thông qua mô phỏng “genomic prediction” và bản đồ di truyền căn cứ theo GWAS (genome-wide association studies). Một tập đoàn “training” bao gồm 253 mẫu giống lúa được trồng trên hai địa điểm ở Madagascar để xác định hàm lượng kẽm và năng suất. Phân tích GWAS mang tính chất “multi-locus” tại 8 loci chọn lựa. Trong đó, QTN_11.3 có ảnh hưởng lớn nhất và một alen hiếm đã làm tăng hàm lượng kẽm trong hạt lên 15%. Mô phỏng toán “genomic prediction” được người ta phát triển trên tập đoàn “training” này nhằm dự đoán hàm lượng kẽm Zn của 3000 mẫu giống lúa đã được gỉai trình tự. Các thông lượng dự đoán biến thiên từ 17.1 đến 40.2 ppm với mức dự đoán chính xác là 0.51. Một thông số khẳng định có tính chất độc lập với 61 mẫu hạt giống của ngân hàng gen cung cấp kết quả hệ số tương quan chặt chẽ (r = 0.74) giữa giá trị đo đếm và giá trị dự đoán theo mô hình toán. Các mẫu giống lúa thuộc loại hình aus có hàm lượng kẽm dự đoán cao nhất và kết quả này được minh chứng bằngthí nghiệm đồng ruộng bổ sung, với một donor rất tiềm năng (giống cho gen đích) lớn hơn gấp đôi hàm lượng kẽm trong gạo so với giống lúa đối chứng. Tác giả kết luận rằng sử dụng những donors thuộc loại hình cây lúa aus và áp dụng kỹ thuật “sàng lọc di truyền” (genomic selection) trong tiến trình cải tiến giống lúa là phương pháp triển vọng để gia tăng hàm lượng kẽm trong hạt gạo.

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04110-2

 

Hình: Biến thiên hàm lượng Zn của những mẫu giống lúa; “training set” (n=253).

 

Các đột biến gen giúp việc trồng lúa có năng suất cao hơn

Các đột biến gen giúp việc trồng lúa có năng suất cao hơn 

Bùi Anh Xuân theo Phys.org

Lúa gạo có lịch sử lâu đời như một loại lương thực chính ở Nhật Bản và các khu vực khác của châu Á. Kết quả từ một nghiên cứu mới của một tổ chức hợp tác nghiên cứu quốc tế cho thấy sự xuất hiện của cây lúa trồng từ cây lúa hoang là kết quả của ba đột biến gen làm cho hạt (tức là hạt gạo) rơi ra khỏi cây ít dễ dàng hơn.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mỗi đột biến riêng lẻ thì có ít ảnh hưởng nhưng khi cả ba đột biến xuất hiện, các bông lúa sẽ giữ lại nhiều hạt hơn - dẫn đến năng suất cây trồng cao hơn.

Người ta tin rằng việc thuần hóa cây lúa hoang bắt đầu khi tổ tiên chúng ta phát hiện và bắt đầu trồng những cây lúa không dễ rụng hạt, mở đường cho việc sản xuất lúa ổn định. Người ta hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu này có thể đóng góp vào những cải tiến trong tương lai đối với việc hạt lúa rơi dễ dàng hơn (tức là làm cho cây trồng dễ dàng thu hoạch hơn) và phát triển các giống lúa năng suất cao, nơi mọi hạt đều có thể được thu hoạch, giảm lãng phí.

Khám phá này được thực hiện bởi sự hợp tác quốc tế bao gồm các nhà nghiên cứu từ Trường Cao học Nông nghiệp của Đại học Kobe (Nhật Bản), Viện Di truyền Quốc gia (Nhật Bản), Đại học London (Anh), Đại học Warwick (Anh), Đại học Nông nghiệp Yezin (Myanmar) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia.

 

Hạt lúa hoang và lúa trồng rơi vãi.

 

Oryza sativa (thường được gọi là gạo châu Á trong tiếng Anh) được trồng và tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Nó được biết là có nguồn gốc từ cỏ dại lúa hoang Oryza rufipogon. Người ta tin rằng cây lúa bắt đầu được trồng khi những người săn bắn hái lượm thời cổ đại chọn những cây lúa hoang có đặc điểm thích hợp với mục đích của họ. Cây lúa hoang thực hiện một quá trình làm vỡ hạt để làm phát tán hạt của chúng, cho phép chúng nhân giống hiệu quả.

Tuy nhiên, khi canh tác lúa, cần phải kìm hãm sự vỡ hạt này để có được vụ mùa ổn định. Năm 2006, gen sh4 được phát hiện: gen này cần thiết cho quá trình bắt đầu vỡ hạt ở thực vật bao gồm cả cây lúa, và người ta đã đề xuất rằng một đột biến trong gen này cho phép thực hiện được trên lúa trồng.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng chỉ đột biến sh4 này là không đủ để ngăn chặn sự mất hạt do vỡ hạt, cho thấy rằng các đột biến gen khác cũng có liên quan. Với trọng tâm là lịch sử ban đầu của việc trồng lúa, nghiên cứu này đã tập hợp các chuyên gia về di truyền thực vật, cổ vật học và cơ học cấu trúc để làm sáng tỏ việc tăng năng suất lúa đã được thực hiện như thế nào.

Sự vỡ hạt là do một cấu trúc được gọi là lớp abscission được hình thành ở phần gốc của mỗi hạt lúa. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một sự thay thế nucleotide đơn (từ cytosine thành thymine) trong DNA của gen qSH3 là cần thiết để ức chế lớp abscission, ngoài đột biến gen sh4 nói trên. Đột biến gen qSH3 này được tìm thấy trong các loại lúa chính được trồng trên toàn thế giới (indica và japonica).

Các đột biến riêng lẻ liên quan đến hiện tượng vỡ hạt, ví dụ ở gen sh4qSH3, không thể tự ngăn chặn hiện tượng vỡ hạt ở cây lúa hoang. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi đột biến sh4qSH3 được kết hợp, điều này đã ức chế một phần sự hình thành của lớp abscission, cần thiết cho sự vỡ hạt. Mặc dù vậy, họ kết luận rằng một sự ức chế nhỏ như vậy sẽ không đủ để tạo ra năng suất cây trồng ổn định, vì hạt giống dễ dàng rơi ra trong môi trường tự nhiên. Vì vậy, họ quyết định tập trung vào hình dạng bông hoa. Panicle là cụm cành mảnh ở ngọn cây lúa mang hạt.

Lúa hoang có cấu trúc bông lúa mở nên hạt dễ rụng. Thông qua phép lai, các nhà nghiên cứu đã tạo ra 8 cây lúa hoang, mỗi cây có sự kết hợp khác nhau của ba đột biến gen: đột biến ở SPR3 làm cho bông lúa đóng lại và đột biến sh4qSH3 nói trên. Sau đó, họ điều tra năng suất của từng loại cây. Họ phát hiện ra rằng các đột biến riêng lẻ có rất ít ảnh hưởng và ngay cả khi kết hợp hai đột biến cũng không làm tăng năng suất. Tuy nhiên, khi có cả ba đột biến gen, sản lượng tăng theo cấp số nhân.

 

Kết hợp các đột biến gen qSH3 và sh4 đã ức chế một phần lớp abscission.

 

Một phân tích về cơ chế cấu trúc của sự thay đổi cấu trúc bông lúa kín và sự ức chế lớp abscission cho thấy mối quan hệ bổ sung giữa hai yếu tố này. Gánh nặng của trọng lực lên lớp abscission của đế hạt ở cây bông kín thấp hơn ở cây bông mở, điều này có khả năng mang lại năng suất cho cây trồng thậm chí cao hơn bằng cách giảm hơn nữa sự vỡ hạt. "Hành vi không rơi vãi hạt" do đột biến sh4qSH3 gây ra và "bông khép" do đột biến SPR3 là những đặc điểm hoàn toàn không liên quan, tuy nhiên sự hợp tác ngẫu nhiên giữa những đặc điểm này được coi là yếu tố giúp cây lúa hoang trở thành cây trồng.

Trong câu chuyện ngụ ngôn về ba mũi tên, lãnh chúa Nhật Bản vào thế kỷ 16 MORI Motonari đã đưa cho ba người con trai của mình một mũi tên và họ có thể bẻ gãy từng mũi tên một cách dễ dàng. Tuy nhiên, một bó ba mũi tên mạnh hơn và bằng cách cho các con trai của mình thấy rằng ba mũi tên cùng nhau không thể bị phá vỡ, ông giải thích rằng ba người họ nên cùng nhau cai quản vùng đất. Ở các giống lúa, ba đột biến ít ảnh hưởng đến bản thân của chúng ngẫu nhiên kết hợp với nhau - một bước đệm quan trọng dẫn đến thành công của cây lúa.

Lúa gạo đã là nguồn cung cấp năng lượng hàng ngày cho con người từ hàng nghìn năm nay và một số giống lúa của Nhật Bản được coi là tác phẩm nghệ thuật văn hóa. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ cho thấy cơ chế vỡ hạt mà còn cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về lịch sử lâu dài đằng sau sự cải tiến của việc trồng lúa.

Mặc dù lúa gạo là một loại cây trồng thiết yếu trên toàn thế giới, nhưng người ta vẫn chưa hiểu đầy đủ về cách nó được thuần hóa. Những tiến bộ trong kỹ thuật nông nghiệp đi kèm với sự phát triển của các giống lúa ngày càng ít rơi hạt, cho thấy rằng việc có được hành vi không làm rơi hạt là kết quả của nhiều đột biến gen.

Người ta hy vọng rằng bằng cách nghiên cứu sâu hơn những đột biến này, quá trình canh tác lúa có thể được làm sáng tỏ. Ngoài ra, số lượng hạt bị vỡ có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng các gen có nhiều đột biến này, dẫn đến sự phát triển của các giống lúa mới, nơi tất cả các hạt do cây tạo ra đều có thể được thu hoạch.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Sự truyền tín hiệu jasmonic acid và di truyền tính kháng rầy nâu trên cây lúa

 Sự truyền tín hiệu jasmonic acid và di truyền tính kháng rầy nâu trên cây lúa

Nguồn: Xiao ZhangDaoming LiuDong GaoWeining ZhaoHuaying DuZeyu QiuJie HuangPeizheng WenYongsheng WangQi LiWenhui WangHaosen XuJun HeYuqiang LiuJianmin Wan. 2022. Cytokinin Confers Brown Planthopper Resistance by Elevating Jasmonic Acid Pathway in Rice. Int J Mol Sci.; 2022 May 25;23(11):5946.  doi: 10.3390/ijms23115946.

Thực vật đã và đang thực hiện quá trình tiến hóa hệ thống tự vệ hết sức tinh tế mà rất nhiều chu trình hormone khác nhau đang vận hành để bảo vệ cây chống lại sự tấn công của côn trùng gây hại mùa màng. Cytokinin (CK) có vai trò quan tròng trongsự tăng trưởng của cây và chống chịu stress, nhưng vai trò này của CKs trong quan hệ tương tác giữa cây và sâu hại vẫn chưa rõ ràng. Ở đây, người ta báo cáo rằng CKs hoạt động như một regulator rất tích cực trong tính kháng rầy nâu (BPH), một đối tượng côn trùng gây hại chủ yếu cho ngành trồng lúa. Người ta thấy rằng rầy nâu chích hút cây lúa làm tăng hoạt sinh tổng hợp CK và tiến trình truyền tín hiệu trong cây lúa. Nghiệm thức xử lý CKs ngoại sinh cũng làm tăng đáng kể tính kháng của cây lúa đối với BPH. Làm tăng CKs nội sinh bằng cách knock out gen  cytokinin oxidase/dehydrogenase (OsCKXs) dẫn đến kết quả tính kháng BPH tăng lên. Bên cạnh đó, các mức độ của JA hormone (jasmonic acid) và sự biểu hiện của gen phản ứng JA được tăng lên trong nghiệm thức xử lý CK và trong nghiệm thức cây lúa có OsCKXs knockout. Hơn nữa, đột biến JA-deficient (thiếu JA) là og1 dễ nhiễm rầy nâu hơn, và tính kháng rầy nâu bằng cách kích hoạt CK bị ức chế trong og1. Kết quả cho thấy tính kháng rầy nâu nhờ CK có tính chất JA-dependent (lệ thuộc CK). Kết quả cung cấp chứng cớ về vai trò mới của CK trong tăng cường tính kháng rầy nâu, chứng minh tính kháng sâu hại theo con đường kích hoạt CK mang tính chất JA-dependent. Kết quả cung cấp định hướng quan trọng trong quản lý sâu hại một cách hiệu quả trong tương lai.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35682620/

 

Di truyền tính kháng bệnh đốm vằn trên cây lúa

 Di truyền tính kháng bệnh đốm vằn trên cây lúa

Nguồn: Manoranjan SenapatiAjit TiwariNeha SharmaPriya ChandraBishnu Maya BashyalRanjith Kumar EllurProlay Kumar BhowmickHaritha BollinediK K VinodAshok Kumar SinghS Gopala Krishnan. 2022. Rhizoctonia solani Kühn Pathophysiology: Status and Prospects of Sheath Blight Disease Management in Rice. Front Plant Sci.; 2022 May 3;13:881116.  doi: 10.3389/fpls.2022.881116. eCollection 2022.

Bệnh đốm vằn do nấm hoại sinh Rhizoctonia solani Kühn gây ra, là đối tượng gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất lúa. Người ta sử dụng giống lúa cao sản có kiểu hình nửa lùn để phát triển mật độ trồng dầy hơn, bón phân N nhiều hơn làm cho bệnh càng dễ phát triển. Nầm bệnh có nguồn ký chủ khá rộng, nấm có khả năng ngủ nghỉ (dormant) khi gặp điều kiện bất lợi cho nên pathogen này rất khó quản lý. Người ta chưa tìm ra nguồn vật liệu cho gen kháng hoàn toàn, cho nên quản lý bệnh này thông qua thuốc trừ nấm bệnh trở nên rất phổ biến trong chiến lược quản lý bệnh cây. Theo tổng quan này, người ta cung cấp những mô tả cho đến hiện nay những loại hình tương tác giữa ký sinh và ký chủ, những biện pháp kiểm sát bệnh khác nhau ví dụ kỹ thuật canh tác, thao tác hóa học và sinh học cũng như sử dụng giống kháng bệnh. Lĩnh vực giống kháng bệnh đốm vằn bao gồm xác định nguồn vật liệu cho gen kháng, bản đồ di truyền QTLs và minh chứng cụ thể, phân lập các gen ứng cử viên, ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn dòng kháng bệnh. Những thuận lợi và triển vọng quản lý được bệnh đốm vằn thông qua các phương pháp công nghệ sinh học ví như như làm biểu hình mạnh mẽ các gen mong muốn, làm câm những gen không mong muốn trong phát triển cây lúa transgenic kháng lại R. solani cũng được thảo luận trong bài viết.

Xem https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9111526/

 

Tương tác giữa ký chủ và ký sinh gây bệnh đạo ôn trên cây lúa

 Tương tác giữa ký chủ và ký sinh gây bệnh đạo ôn trên cây lúa

Nguồn: Basavantraya N DevannaPriyanka JainAmolkumar U SolankeAlok DasShallu ThakurPankaj K SinghMandeep KumariHimanshu DubeyRajdeep JaswalDeepak PawarRitu KapoorJyoti SinghKirti AroraBanita Kumari SaklaniChandrappa AnilKumarSheshu Madhav MagantiHumira SonahRupesh DeshmukhRajeev RathourTilak Raj Sharma. 2022. Understanding the Dynamics of Blast Resistance in Rice- Magnaporthe oryzae Interactions. J. Fungi (Basel); 2022 May 30;8(6):584.  doi: 10.3390/jof8060584.

 

 

Lúa là cây lương thực quan trọng nuôi sống một phần ba dân số thế giới, là nguồn thực phẩm và an ninh lương thực toàn cầu. Sản lượng lúa bị đe dọa bởi nhiều loại hình stress; bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae là một trong những stress sinh học chủ lực làm tổ thất sản lượng lớn thóc gạo. Trong bài tổng quan này, người ta thảo luận tầm quan trọng của cây lúa và bệnh đạo ôn ở hiện tại và ngữ cảnh toàn cầu ngày mai, genomics và sinh học phân tử của pathogen gây bệnh đạo ôn cũng như của cây lúa, những tương tác có tính chất phân tử giữa cây lúa và và nấm M. oryzae bị khống chế bởi các mô phỏng tương tác gen khác nhau. Người ta còn xem xét rất chi tiết protein “effector” của nấm M. oryzae và các gen Avr, vai trò của phân tử noncoding RNAs trong sự phát triển bệnh. Hơn nữa, những QTLs điều khiển tính kháng đạo ôn; các gen kháng (R); và các alen được phân lập, được dòng hóa, được định tính cũng được người ta thảo luận chi tiết. Thảo luận còn đề cập đến việc sử dụng những QTLs và gen R kháng đạo ôn thông qua cải tiến giống lúa truyền thống và cải tiến giống transgenic. Cuối cùng, tổng quan chỉ rõ những thí dụ điển hình và những áp dụng khả thi của công cụ chỉnh sửa gen mới nhất trong nghiên cứu và quản lý bệnh đạo ôn cây lúa.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35736067/

 

Tương tác gen góp phần vào khả năng xác định giống lúa chịu nhiệt

 Tương tác gen góp phần vào khả năng xác định giống lúa chịu nhiệt 

Lê Thị Kim Loan theo Phys.org

Khả năng chịu nhiệt 3, hoặc TT3, mô-đun di truyền là vị trí vật lý trong vật liệu di truyền của tế bào có chứa các gen TT3.1 và TT3.2, tương tác để tăng cường khả năng chịu nhiệt cho lúa. Nguồn: Science.

 

Lúa là một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Nhưng khi nhiệt độ tăng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên xuất hiện, lúa ngày càng dễ bị tổn thương hơn. Các chủng biến đổi gen có thể chịu được ngập lụt, nhưng chỉ một số ít chúng có thể sống sót sau áp lực nóng do sự kết hợp của nhiệt độ cao và hạn hán. Tuy nhiên, có thể có những vụ mùa khó khăn hơn trong tương lai, vì thế với sự trợ giúp của bản đồ phân tử mô tả chi tiết các tương tác gen cụ thể, kiểm soát mức độ chịu nóng của cây lúa.

Theo các tác giả, nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Science, bản đồ có thể không dẫn đến kho báu của cướp biển, nhưng nó đặt nền tảng cho một thứ có giá trị hơn nhiều cho loài người đó là an ninh lương thực.

Tác giả Lin Hongxuan, giáo sư tại Phòng thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Di truyền Phân tử Thực vật, Trung tâm Khoa học Thực vật Chuyên sâu của Học viện Khoa học Trung Quốc, Viện Sinh lý và Sinh thái Thực vật Thượng Hải cho biết “Trong suốt vòng đời của nó, lúa dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng nhiệt và thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn khi trái đất nóng lên. Cải thiện khả năng chịu nhiệt của cây lúa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng năng suất lúa trong điều kiện nhiệt độ cao, đảm bảo cho nhu cầu lương thực của người dân trên thế giới”.

Khả năng chịu nhiệt của cây lúa là tính trạng số lượng, là kết quả của cách thức tương tác của nhiều gen, cũng như đầu vào từ môi trường. Theo Lin, thực vật có nhiều cơ chế được phát triển đặc biệt để bảo vệ bản thân chống lại nhiệt, nhưng cách các tế bào cảm nhận nhiệt độ cao và truyền đạt thông tin đó bên trong cho đến nay vẫn còn khó nắm bắt.

Trong một loạt các thí nghiệm với các giống lúa châu Phi và châu Á, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ các gen khác nhau và nghiên cứu cách thức ảnh hưởng đến sự hình thành gen và biểu hiện vật lý của các cây lúa không bị loại.

Kiểu hình của cây lúa trưởng thành và tổng số hạt trên mỗi cây ở NIL-TT3, WYJ, biểu hiện quá mức-TT3.1CG14 (OE-TT3.1CG14) và cây đột biến tt3.2 sau 30 ngày xử lý nhiệt độ cao (38°C và 34°C, ngày và ban đêm) ở giai đoạn trổ. Các vạch chia độ, 5cm. Nguồn: Science.

 

Lin cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra một mô-đun di truyền trong cây lúa liên kết các tín hiệu nhiệt từ màng sinh chất của tế bào với lục lạp bên trong của nó để bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương do stress nhiệt và tăng năng suất hạt khi bị stress nhiệt”.

Khả năng chịu nhiệt 3, hoặc TT3, mô-đun di truyền là vị trí vật lý trong vật liệu di truyền của tế bào chứa các gen, TT3.1 và TT3.2, tương tác để tăng cường khả năng chịu nhiệt của cây lúa. Một phần của TT3.1 dường như đóng vai trò như một cảm biến nhiệt, khi nó di chuyển khỏi màng sinh chất đến con đường vận chuyển của tế bào, nơi nó gắn thẻ đối tác của nó, TT3.2, để bị phân hủy và loại bỏ bởi tế bào. Theo Lin, TT3.2 có liên quan đến việc gây nguy hiểm cho lục lạp và tế bào có thể bảo vệ tốt hơn chống lại stress nhiệt khi lượng TT3.2 dồi dào trong lục lạp bị giảm đi.

Khi phân tích thực vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng TT3, cho dù nó xuất hiện tự nhiên hay đã được chỉnh sửa gen, vẫn giúp tăng cường khả năng chịu nhiệt và giảm thất thoát năng suất do stress nhiệt gây ra.

Lin cho biết: “Sau bảy năm nỗ lực, chúng tôi đã lập bản đồ siêu nhỏ và nhân bản thành công một mô-đun giống lúa chịu nhiệt, bao gồm hai gen và tiết lộ một cơ chế chịu nhiệt mới. Nghiên cứu này chứng minh rằng sự tương tác di truyền này có thể tăng cường khả năng chịu nhiệt của cây lúa, giảm đáng kể sự thất thoát năng suất do stress nhiệt và duy trì năng suất ổn định của cây lúa”.

Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục xác định các gen tản nhiệt và phát triển các nguồn gen để tích hợp vào nhân giống cây trồng.

Lin cho biết: “Các gen mà chúng tôi đã xác định được sẽ được bảo tồn trong các loại cây trồng chính khác, chẳng hạn như ngô và lúa mì. Chúng là nguồn tài nguyên quý giá để lai tạo các loại cây trồng chịu được áp lực nóng cao nhằm giải quyết các mối lo ngại về an ninh lương thực do hiện tượng ấm lên toàn cầu”.