Lưu trữ Blog

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

Nhiệt độ nóng và tính kháng bệnh đạo ôn theo tín hiệu JA của cây lúa

 Nhiệt độ nóng và tính kháng bệnh đạo ôn theo tín hiệu JA của cây lúa

Nguồn: Jiehua QiuJunhui XieYa ChenZhenan ShenHuanbin ShiNaweed I Naqvi, Qian QianYan LiangYanjun Kou. 2022. Warm temperature compromises JA-regulated basal resistance to enhance Magnaporthe oryzae infection in rice. Molecular Plant.; 2022 Apr 4;15(4):723-739.  

 

Sự ấm lên của khí quyển trên toàn cầu có ảnh hưởng đến phát triển bệnh hại cây trồng. Người ta biết rằng bệnh đạo ôn cây lúa nhanh chóng trở thành dịch trong mối tương quan với sự ấm lên như vậy. Tuy nhiên, cơ chế phân tử này chưa rõ. Theo kết quả nghiên cứu của công trình này, người ta chỉ ra rằng sự phát triển bệnh đạo ôn lúa tăng ở nhiệt độ khí quyển ấm (22°C) so sánh với nhiệt độ bình thường cho cây tăng trưởng (28°C). Phân tích so sánh transcriptome cho thấy sinh tổng hợp jasmonic acid (JA) và các gen truyền tín hiệu có liên quan trong hệ gen cây lúa có thể bị kích hoạt bởi nấm Magnaporthe oryzae ở 28°C nhưng không bị kích hoạt ở 22°C. Phân tích kiểu hình cho kết quả trong cây lúa đột biến osaoc1osmyc2, những dòng lúa OsCOI1 RNAi, và OsMYC2-OE đều minh chứng rằng: sinh tổng hợp JA bị kích hoạt bởi nấm M. oryzae và tiến trình truyền tín hiệu dẫn đến kết quả làm tăng cường tính nhiễm bệnh đạo ôn ở điều kiện nhiệt độ ấm. Theo kết quả ấy, người ta tìm thấy một phương pháp ngoại sinh: dùng methyl jasmonate phun vào, nó rất hữu hiệu trong cải tiến tính kháng bệnh đạo ôn trong điều kiện nhiệt độ ấm. Hơn nữa, hoạt tính tăng lên của sự truyền tín hiệu JA làm cho biểu hiện gen điều tiết theo kiểu “down” của một vài gen kháng chủ lực, ở nhiệt độ 22°C khi so sánh với nghiệm thức nhiệt độ 28°C. Trong những gen có ảnh hưởng nhất định ấy, OsCEBiP (chitin elicitor-binding protein precursor) được tìm thấy bị điều tiết trực tiếp bởi OsMYB22 và protein tương tác của nó OsMYC2, một thành phần chủ chốt của tiến trình truyền tin hiệu JA. Điều ấy góp phần vào kết quả kháng bệnh đạo ôn khi thay đổi nhiệt độ. Kết quả nghiên cứu này cho rằng nhiệt độ ấm làm tổ thuong tính kháng của cây lúa, làm tăng cường sự xâm nhiễm của nấm M. oryzae bởi làm giảm sinh tổng hợp JA và tiến trình truyền tín hiệu. Kết quả cung cấp những chiến lược mới trong quản lý bệnh đạo ôn cây lúa trong điều kiện khí quyển ấm lên trên toàn thế giới.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35217224/

 

Hình: Giảm tính kháng bệnh đạo ôn của cây lúa ở nhiệt độ 22°C.

 

Di truyền tính trạng phẩm chất hạt gạo

 Di truyền tính trạng phẩm chất hạt gạo

Nguồn: Sreenivasulu N, Zhang C, Tiozon RN Jr, Liu Q. 2022. Post-genomics revolution in the design of premium quality rice in a high-yielding background to meet consumer demands in the 21st century.Plant Commun. 2022 May 9;3(3):100271.

 

 

Phâm chất cơm và phẩm chất nấu ECP (eating and cooking quality) của lúa gạo vô chùng quan trọng trong xác định giá trị kinh tế của thương trường và làm tăng lên sự chấp nhận của người tiêu dùng. Từ đó, người ta phác thảo một bức tranh quan trọng về chương trình cải tiến giống lúa. Ở đây, người ta tóm lược những tiến bộ trong nghiên cứu di truyền tính trạng ECQ và thảo luận  những triển vọng cải tiến tính trạng ECQ của lúa gạo. Kỹ thuật mới về gen, kỹ thuật chỉnh sử hệ gen cho phép thực hiện cải tiến tính trạng ECQ ngày càng khả thi cao hơn. Những gen có ý nghĩa và những QTLs đã và đang được người ta điều tiết thành phần tinh bột hạt gạo. Kết quả tác động hàm lượng amylose, tính trạng nhiệt độ hóa hồ, độ bền thể gel. Số lượng có giới hạn về gen hoặc QTLs đã được phân lập đối với từng tính trạng ECQ ví dụ như hàm lượng protein trong gạo và mùi thơm. Chọn giống nhở chỉ thị phân tử đã phân lập được những alen hiếm gặp trong nguồn di truyền vô cùng đa dạng kết hợp với tính trạng ECQ tối ưu. Các thông tin có tính chất post-genomics đã được tóm tắt trong bài tổng quan này, giúp nhà chọn giống nhiều chiến lược hiện đại đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và yếu cầu của bùng nổ dân số trên thế giới.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35576153/

 

 

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022

APIP5 và yếu tố phiên mã tronghệ thống tự vệ của cây lúa

 APIP5 và yếu tố phiên mã tronghệ thống tự vệ của cây lúa

Nguồn: Fan ZhangHong Fang , Min WangFeng HeHui TaoRuyi WangJiawei LongJiyang WangGuo-Liang WangYuese Ning. 2022. APIP5 functions as a transcription factor and an RNA-binding protein to modulate cell death and immunity in rice. Nucleic Acids Res.; 2022 May 20; 50(9):5064-5079.  doi: 10.1093/nar/gkac316.

 

Nhiều phân tử yếu tố phiên mã (TFs) của động vật kết gắn với cả phân tử  DNA và mRNA, điều tiết phiên mã và điều tiết hình thành mRNA. Tuy nhiên, chức năng TFs thực vật ở hai mức độ phiên mả và hậu phiên mã đều chưa được biết. Cây lúa (Oryza sativa) có bZIP TF AVRPIZ-T-INTERACTING PROTEIN 5 (APIP5) điều tiết thụ động để lập trình gây chết (programmed cell death) và kháng bệnh đạo ôn. Nó bị định dạng bởi effector AvrPiz-t của nấm gây đạo ôn Magnaporthe oryzae. Người ta minh chứng được tín hiệu định vị trong nhân của APIP5 vô cùng cần thiết cho sự ức chế APIP5 của sự kiện tế bào chết và tính kháng bệnh đạo ôn. APIP5 hướng trực tiếp đến nơi mà có điều tiết tích cực tính kháng bệnh đạo ôn: gen liên kết với kinase của thành tế bào  có tên là OsWAK5 và gen gắn với cytochrome P450 có tên là CYP72A1. APIP5 ức chế sự biểu hiện của OsWAK5, làm hạn chế sự tích tụ lignin; hơn nữa, APIP5 còn ức chế sự biểu hiện của CYP72A1, làm hạn chế sản sinh ra ROS (reactive oxygen species) và bảo vệ sự tích tụ những hợp chất cần thết. Đáng chú ý là, APIP5 hoạt động như RNA-binding protein để điều tiết sự hình thành phân tử mRNA của các gen liên quan đến cell death & defense. Đó là OsLSD1 OsRac1. Do đó, APIP5 đóng hai chức năng cùng một lúa (dual roles), hoạt động như TF để điều hòa sự biểu hiện gen trong nhân và  có chức năng như một RNA-binding protein để điều hòa mRNA turnover trong tế bào chất.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35524572/

 

Hình: Tích tụ trong nhân GFP-APIP5 có tính chất phụ thuộc vào pathogen và có tính chất phát triển.

 

Di truyền các tính trạng phức hợp của hệ gen cây lúa

 Di truyền các tính trạng phức hợp của hệ gen cây lúa

Nguồn: Ioanna-Theoni VourlakiRaúl CastaneraSebastián E. Ramos-OnsinsJosep M. Casacuberta & Miguel Pérez-Enciso. 2022. Transposable element polymorphisms improve prediction of complex agronomic traits in rice. Theoretical and Applied Genetics Sept. 2022; vol. 135: 3211–3222

 

Đa hình đoạn phân tử chèn transposon có thể là yếu tố cải tiến dự đoán của những tính trạng nông học phức tạp (complex agronomic traits) của cây lúa khi so sánh với kỹ thuật SNPs, đặc biệt là các mẫu giống lúa được dự đoán có ít liên quan đến bộ dòng training trong sàng lọc di truyền.

 

TIPs (transposon insertion polymorphisms) là nguồn biến dị di truyền rất có ý nghĩa. Những công trình nghiên cứu trước đây cho thấy TIPs có thể cải tiến sự phát thiện ra các loci đích đối với tính trạng nông học di truyền số lượng, phức tạp của cây lúa. Ở đây, tác giả công trình định lượng tỷ lệ phương sai giải thích được biến thiên di truyền nhở bộ chỉ thị SNPs so sánh với phương pháp  TIPs, họ khai thác ưu điểm của TIPs có thể cải tiến giá trị dự đoán các tính trạng nói trên khi so sánh với nghiệm thức chỉ sử dụng chỉ thị SNPs. Người ta dùng 11 tính trạng nông học của 5 nhóm quần thể giống lúa thuộc loại hình Aus, Indica, Aromatic, Japonica, và Admixed, bao gồm tất cả 738 mẫu giống lúa trong ngân hàng gen. Người ta đánh giá kết quả dự đoán bằng cách sử dụng dữ liệu “split validation” trong hai kịch bản. Ở kịch bản “within-population”, người ta đã dự đoán được kết quả của giống indica cải tiến  bằng tập đoàn còn lại của mẫu giống lúa indica. Trong kịch bản “across population”, người ta đã dự đoán được tất cả mẫu giống lúa thơm và mẫu giống lúa “Admixed” sử dụng tập đoàn còn lại. Ở mỗi kịch bản, hệ phương trình “Bayes C and Bayesian reproducible kernel Hilbert space regression” được so sánh kết quả với nhau. TIPs có thể giải thích được một tỷ số quan trọng của biến thiến di truyền tổng quát; chúng còn có thể cải tiến được giá trị chẩn đoán sàng lọc di truyền (genomic prediction). Trong kịch bản tập đoàn lai, TIPs hoàn thiện bộ chỉ thị SNPs thành 9 nhóm của 11 tính trạng nông học phân tích. Một vài tính trạng như sự hóa già của lá (leaf senescence), chiều rộng hạt thóc, TIPs đã làm tăng giá trị “predictive correlation”  từ 30 đến 50%. Đây là minh chứng lần đầu tiên, đánh giá kiểu gen bằng TIPs có thể cải tiến kết quả dự đoán những tính trạng nông học complex của cây lúa, khi các mẫu giống lúa được dự đoán có ít liên quan đến are  “training accessions”.

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04180-2

 

Figure 1:

(a) PC loadings of each trait for the two first standardized principal components. 

(b) Plot showing the accessions projected. The first (x-axis) and second (y-axis) PCs explained 19% and 15.8% of variance, respectively.

 

Chỉnh sửa gen kháng bệnh cháy bìa lá lúa xa13

 Chỉnh sửa gen kháng bệnh cháy bìa lá lúa xa13

Nguồn: Changyan Li, Lei Zhou, Bian Wu, Sanhe Li, Wenjun Zha, Wei Li, Zaihui Zhou, Linfeng Yang, Lei Shi, Yongjun Lin, Aiqing You. 2022. Improvement of Bacterial Blight Resistance in Two Conventionally Cultivated Rice Varieties by Editing the Noncoding Region. Cells; 2022 Aug 16; 11(16):2535.  doi: 10.3390/cells11162535.

 

xa13 là gen lặn có bản chất gen đa tính trạng (pleiotropic), nó điều tiết tích cực để kháng bệnh cháy bìa lá lúa và điều tiết tiêu cực đối với sự thụ tinh của cây lúa; do vậy, nó rất bị hạn chế trong khai thác nguồn gen để cải tiến giống lúa. Theo nghiên cứu này, công nghệ chỉnh sửa gen theo hệ thống CRISPR/Cas9 được sử dụng để loại bỏ trình tự một phần của promoter của gen trội Xa13, bao gồm yếu tố biểu hiện bị kích hoạt bởi vi khuẫn lây bệnh (pathogenic bacteria-inducible expression element). Lúa có vùng promoter được chỉnh sửa mất khả năng biểu hiện gen khi bị pathogen xâm nhiễm, không có biểu hiện ảnh hưởng của gen nền ở lá lúa và túi phấn, cho kết quả kháng bệnh và năng suất bình thường. Người ta sàng lọc con lai của một họ của cây lúa bao gồm thụ tinh bình thường và kháng bệnh, trong quần thể ấy  trình tự DNA mục tiêu bị mất đoạn và đoạn phân tử transgene ngoại sinh được phân lập trong thế hệ T1  (dòng không có transgene: transgene-free line). Tính trạng nông học quan trọng của thế hệ T2 được khảo sát. Thế hệ T2  có/không có phân tử DNA ngoại lai biểu thị không khác biệt có ý nghĩa về thống kê so sánh với cây nguyên thủy (WT: wild type) ở giai đoạn lúa trổ bông, chiều cao cây, số bông trên bụi, chiều dài bông, hoặc tỷ lệ hạt chắc trên đồng ruộng. Hai giống lúa cổ truyền, Kongyu131 (KY131, Geng/japonica) và Huanghuazhan (HHZ, Xian/indica), được chuyển nạp thành công, dòng lúa kháng bệnh và có khả năng thụ tinh được thu thập. Hiện nay, chúng là hai giống lúa truyền thống quan trọng tại Trung Quốc có thể được sử dụng để sản xuất trực tiếp trên đồng ruộng sau khi cải tiến. Biểu hiện của gen trội Xa13 trên lá cây lúa transgenic (KY-PD và HHZ-PD) không bị kích thích sau khi chủng pathogen, cho thấy phương pháp này có thể được áp dụng phổ cập trên toàn thế giới và rất hiệu quả để tăng cường sự ứng dụng gen xa13, một gen lặn, đa tính trạng, trong trường hợp di truyền tính kháng bệnh bạc lá lúa. Nghiên cứu về điều tiết sự biểu hiện của gen bằng phương pháp editing noncoding regions (chỉnh sửa vùng không mang mật mã di truyền) cung cấp một ý tưởng mới để phát triển “chọn giống phân tử” trong tương lai.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36010612/ 

Hình: Sơ đồ của vector chỉnh sửa trình tự DNA ở promoter Cas9: P1+P2. Kết quảcủa chỉnh sửa Xa13 promoter nhờ hệ thống Cas9: P1+P2 trong hai giống lúa cổ truyền.

 

APIP5 là yếu tố phiên mã của gen tự lập trình gây chết trong phản ứng với bệnh lúa

 APIP5 là yếu tố phiên mã của gen tự lập trình gây chết trong phản ứng với bệnh lúa

Fan Zhang, Hong Fang , Min Wang, Feng He, Hui Tao, Ruyi Wang, Jiawei Long, Jiyang Wang, Guo-Liang Wang, Yuese Ning. 2022.  APIP5 functions as a transcription factor and an RNA-binding protein to modulate cell death and immunity in rice. Nucleic Acids Res.; 2022 May 20; 50(9):5064-5079.  doi: 10.1093/nar/gkac316.

Nhiều phân tử yếu tố phiên mã TFs (transcription factors) của động vật gắn với cả phân tử DNA và mRNA, điều tiết phiên mã và chuyển hóa phân tử mRNA. Tuy nhiên, không phải chức năng phân tử TFs nào của thực vật đều được hiểu biết đầy đủ ở mức độ phiên mã và sau phiên mã. Protein bZIP TF AVRPIZ-T-INTERACTING PROTEIN 5 (APIP5) của cây lúa (Oryza sativa) điều tiết bị động đề lập trình tế bào chết (programmed cell death) và tính kháng bệnh đạo ôn.  Nó được thực hiện bởi effector AvrPiz-t của nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae. Người ta chứng minh tín hiệu vị trí có trong nhân của APIP5 rất cần thiết cho phản ứng ức chế APIP5 của tế bào chết (hiện tượng đốm nâu để nấm không có tế bào sống mà ký sinh), rồi phản ứng kháng bệnh đạo ôn. APIP5 nhắm vào hai gen đích chúng điều tiết tích cực tính kháng bệnh: thánh tế bào kết gắn với kinase gene OsWAK5 và gen mã hóa cytochrome P450, đó là CYP72A1. APIP5 ức chế sự biểu hiện của OsWAK5, do đó, giới hạn sự tạo ra lignin; hơn nữa, APIP5 cò ức chế sự biểu hiện của CYP72A1, làm hạn chế sản sinh ra ROS (reactive oxygen species), bảo vệ tự tích tụ của các hợp chất cần thiết. Đáng chú ý là, hoạt động của APIP5 đóng vai trò như một RNA-binding protein để điều tiết phân tử mRNA turnover trong sự chết tế bào và gen có liên quan đến bảo vệ tế bào OsLSD1 OsRac1. Do vậy, APIP5 có chức năng kép, vừa hoạt động như phân tử TF để điều tiết biểu hiện gen đích trong nhân, vừa là một RNA-binding protein điều tiết phân tử mRNA turnover trong tế bào chất, một cơ chế điều tiết chưa từng được xác định trước đây của phân tử TFs thực vật ở mức độ phiên mã và hậu phiên mã.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35524572/

 

Hình: Sự tích tụ protein GFP-APỊP trong nhân, lệ thuộc vào pathogen và có tính chất phát triển.

 

Bùng phát dịch đạo ôn trên lúa ở Yeoju, Hàn Quốc

 Bùng phát dịch đạo ôn trên lúa ở Yeoju, Hàn Quốc

Nguồn; Hyunjung Chung,  Da Gyeong Jeong, Ji-Hyun Lee, In Jeong Kang, Hyeong-Kwon Shim, Chi Jung An, Joo Yeon Kim, Jung-Wook Yang. 2022. Outbreak of Rice Blast Disease at Yeoju of Korea in 2020. Plant Pathol J.; 2022 Feb; 38(1):46-51.  doi: 10.5423/PPJ.NT.08.2021.0130. 

 

Đạo ôn lúa là đối tượng gây hại nặng nề nhất cho sản lượng thóc của các vùng trồng lúa trên thế giới. Canh tác giống lúa kháng bệnh là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý bệnh đạo ôn trên cây lúa. Tuy nhiên, tính kháng bệnh đạo ôn rất dễ bị gãy trong vòng vài năm bởi nấm gây bệnh tiếp tục thay đổi để thích nghi với giống lúa mới này. Do đó, rất quan trọng là phải theo dõi liên tục diễn biến của bệnh và tính chất khác biệt của nòi sinh lý (race differentiation) của nấm gây đạo ôn trên đồng ruộng. Năm 2020, bệnh đạo ôn diễn biến rất nặng trên toàn quốc gia Hàn Quốc. Người ta đánh giá chỉ số bệnh tại Yeoju và so sánh điều kiện thời tiết tại thời điểm bệnh đạo ôn bộc phát năm 2019 và 2020. Người ta nghiên cứu nòi địa lý (races) và các gen “avirulence” của những mẫu phân lập nấm gây bệnh (isolates) tại Yeoju để xác định sự đa dạng của race và định tính di truyền của những mẫu phân lập ấy. Kết quả sẽ cung cấp những trợ giúp đáng kể cho nội dung kiểm soát bệnh đạo ôn và chương trình cải tạo giống lúa cao sản kháng bệnh đạo ôn.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35144361/

 

Kết quả phân tích metabolomic (biến dưỡng) bệnh đốm vằn cây lúa

 Kết quả phân tích metabolomic (biến dưỡng) bệnh đốm vằn cây lúa

Nguồn: Wadzani Palnam Dauda, Virendra Singh Rana, Amolkumar U Solanke, Gopala Krishnan, Bishnu Maya Bashya, Rashmi Aggarwal, Veerubommu Shanmugam. 2022.  Metabolomic analysis of sheath blight disease of rice (Oryza sativa L.) induced by Rhizoctonia solani phytotoxin. J Appl Microbiol.; 2022 Aug 11.  doi: 10.1111/jam.15776. Online ahead of print.

 

Mục đích nghiên cứu: hiểu biết về cơ chế hoại tử (necrosis) bị kích thích bởi phytoxin của ký chủ có chọn lọc như toxin Rhizoctonia solani (RST); phân lập toxin này làm ra một yếu tố lây nhiễm bệnh tiềm tàng của mẫu nấm R. solani AG1 IA, gây bệnh đốm vằn (ShB) trên cây lúa.

 

Kết quả thay đổi về metabolomic bị kích hoạt bởi cơ chất biến dưỡng phytotoxic trong giống lúa nhiễm bệnh đốm vằn được minh chứng bằng phương pháp phân tích sắc ký khối phổ khí (gas chromatography-mass spectrometry), rồi so sánh với co chất của pathogen nhằm xác định các cơ chất biến dưỡng (metabolites) của cây lúa bằng nồng độ phytotoxin. Những phổ biểu hiện cơ chất biến dưỡng (profiles) của tất cả 29 metabolites có vai trò sinh lý vô cùng khác biệt nhau trong cây lúa được người ta phân lập trên toàn thế giới. Các biến số biết được và không biết được trong phép đo chemometrics (PCA: principal component analysis và partial least squares-discriminant analysis), những phân tích cluster (phổ biểu hiện của Heat maps) đều được sử dụng để so sánh  các cơ chất biến dưỡng này (metabolites) thu thập từ các phổ biểu hiện hóa học (chemical profiles) của những nghiệm thức so sánh với nghiệm thức đối chứng là nước cất SDW (sterile distilled water). Người ta thấy rằng cây lúa biểu hiện cơ chất biến dưỡng nhiều hơn khi phản ứng với pathogen gây bệnh đốm vằn, so với phytotoxin; chúng đạt giá trị thấp nhất trong nghiệm thức đối chứng SDW. Những metabolites chủ chốt biểu hiện trong cây lúa khi phản ứng trong các nghiệm thức được nghiên cứu bằng phương pháp VIP (variable importance in projection) với p < 0.05 VIP >15. Kết quả phân tích xác định được 7 metabolites điều tiết kiểu “up” trong nghiệm thức phytotoxin và 11 metabolites điều tiết theo kiểu “up” trong nghiệm thức pathogen, so sánh với nghiệm thức đối chứng không xử lý. Trong nghiệm thức xử lý phytotoxin và nghiệm thức chủng pathogen, mẫu xử lý phytotoxin được ghi nhận là upregulation thuộc về sáu metabolites, trong khi đó, chín metabolites được điều tiết kiểu “up” thuộc về mẫu có chủng pathogen. Những metabolites điều tiết theo kiểu “up” như vậy được xem xét về định tính các triệu chứng hoại tử (necrotic symptoms) đối với cả hai đối tượng: phytotoxin và pathogen. Theo phân tích này, hexadecanoic acid biểu hiện rất mạnh mẽ đối với các metabolites chuyên tính với phytotoxin và dotriacontane chuyên tính với mẫu chủng pathogen, theo thứ tự. Bên cạnh nội dung upregulation, các metabolites này còn có thang giá trị VIP score >1.5 và như vậy đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của phân hạng của chúng như những biomarkers đáng tin cậy. Phân tích chu trình, hexadecanoic acid và dotriacontane được người ta phân lập thành nhiều lộ trình quan trọng về sinh tổng hợp  các cơ chất của cây lúa, ví dụ như sinh tổng hợp acid béo bảo hóa các các acid béo không bảo hòa cutin, suberin và sáp (wax).

Kết luận: cho dù có những cơ chất biến dưỡng nào đó bị kích hoạt bởi phytotoxin trong giống lúa nhiễm bệnh trong giai đoạn nấm hoại sinh (necrosis) chia sẻ phytoxin của pathogen, nhưng việc xác định các metabolites chuyên tính với phytotoxin so sánh với nghiệm thức pathogenic và nghiệm thức đối chứng SDW đều chỉ ra rằng phytotoxin điều chỉnh rất khác biệt chất biến dưỡng của cây chủ host, chúng có thể là một yếu tố phát sinh bệnh tiềm tàng của nấm ShB.

Tác động có ý nghĩa khoa học của nghiên cứu này là cho dù chưa biết các gen trên lộ trình biến dưỡng của nấm RST và sự vắng mặt của giống lúa kháng bệnh đốm vằn, nhưng hiểu biết về những thay đổi chất biến dưỡng biểu hiện vơ cùng khác biệt này kích hoạt giống lúa nhiễm bệnh bởi phytotoxin khi so sánh với nghiệm thức pathogenic và nghiệm thức đối chứng không chủng bệnh, cho phép chúng ta tìm thấy những thay đổi then chốt của metabolite trong suốt giai đoạn nhiễm bệnh đốm vằn. Những thay đổi có tính chất metabolomic như vậy, có thể được áp dụng trong tương lai để suy luận ra chức năng của gen trong khia thác nguồn gen kháng bệnh đốm vằn.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35957552/

 

Protein WD40 và năng suất lúa, bắp

 Protein WD40 và năng suất lúa, bắp

Nguồn: Chen W, Chen L, Zhang X, Yang N, Guo J, Wang M, Ji S, Zhao X, Yin P, Cai L, Xu J, Zhang L, Han Y, Xiao Y, Xu G, Wang Y, Wang S, Wu S, Yang F, Jackson D, Cheng J, Chen S, Sun C, Qin F, Tian F, Fernie AR, Li J, Yan J, Yang X. 2022. Convergent selection of a WD40 protein that enhances grain yield in maize and rice. Science. 2022 Mar 25;375(6587): eabg7985. doi: 10.1126/science.abg7985.

Hiểu biết tốt hơn về kỹ thuật chọn lọc tích hợp có thể cải tiến rất lớn hiệu quả của chương trình chọn tạo giống mới. Người ta phát hiện QTL tại locus KRN2 trong hệ gen cây bắp và gen đồng dạng trong cây lúa OsKRN2, kết quả qua chọn lọc tích hợp, quy tụ gen (convergent selection). Những gen đồng dạng (orthologs) mã hóa protein WD40 rồi tương tác với một gen mà chưa rõ chức năng, DUF1644, để điều tiết một cách bị động tính trạng số hạt của cây cắp và cây lúa. Thực hiện knockout gen KRN2 trong cây bắp hoặc gen OsKRN2 trong cây lúa đều làm tăng năng suất hạt lên ~10% và ~8%, theo thứ tự, với không có ‘trade-offs’ tạm thời nào trong những tính trạng nông học khác. Hơn nữa, thực hiện kỹ thuật “genome-wide scans” người ta phân lập được 490 cặp gen đồng dạng (orthologous genes) mà chúng trải qua kết quả chọn lọc tích hợp như vậy trong suốt tiến trình tiến hóa của cây bắp và cây lúa, tất cả được làm giàu thêm về hai chu trình phân tử có tính chất chia sẻ cho nhau. KRN2, cùng với những gen khác được chọn theo cách quy tụ ấy, cho ra một kết quả tuyệt vời trong cải tiến giống của tương lai.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35324310/

 

OsASR6 tăng cường tính chống chịu mặn của cây lúa

 OsASR6 tăng cường tính chống chịu mặn của cây lúa

Nguồn: Qin Zhang, Yuqing Liu, Yingli Jiang, Aiqi Li, Beijiu Cheng, Jiandong Wu. 2022. OsASR6 Enhances Salt Stress Tolerance in Rice. Int J Mol Sci.; 2022 Aug 19;23(16):9340.  doi: 10.3390/ijms23169340.

Độ mặn cao làm ảnh hưởng cực trọng đến tăng trường và năng suất cây lúa. Abscisic acid, stress, và protein kích hoạt lúa chín (ARS: ripening-induced) có vai trò quan trọng trong phản ứng với nhiều loại hình stress phi sinh học. Trong nghiên cứu này, người ta phân lập được một gen mới có tên là salt-induced ASR gene. Nó được viết tắt là OsASR6. Nó được định tính về chức năng trong nghiệm thức xử lý chống chịu mặn. Các mức độ phân tử transcript của gen OsASR6 cho thấy nó điều tiết phiên mã theo kiểu “up” trong nghiệm thức xử lý stress mặn, H2O2 và abscisic acid (ABA). Định vị protein OsASR6 trong nhân và trong tế bào chất được tiến hành. Trong khi đó, xét nghiệm hoạt động chuyển vị có tính chất transactivation trong nấm men (yeast) chứng minh rằng: nó không có khả năng tự vận động (self-activation ability). Bên cạnh đó, người ta thấy cây lúa transgenic biểu hiện mạnh mẽ gen OsASR6, cây lúa ấy chống chịu mặn được tăng cường, Cây lúa ấy còn chống chịu được “oxidative stress”. Đó là kết quả của sự suy giảm H2O2, malondialdehyde (MDA), Na/K và “relative electrolyte leakage”. Trái lại, cây lúa transgenic OsASR6 RNAi biểu hiện kết quả hoàn toàn trái ngược. Hàm lượng ABA cao hơn, được đo lường trong các dòng lúa biểu hiện mạnh mẽ gen OsASR6 so với cây đối chứng. Hơn nữa, protein OsNCED1, một enzyme chủ chốt của sinh tổng hợp ABA, đã được người ta tìm thấy có tương tác với protein OsASR6.

Kết luận: nghiên cứu này chỉ ra rằng OsASR6 đóng vai trò khởi nguyên là một protein có chức năng, làm tăng cường tính chống chịu stress mặn, sản phẩm đặc trưng của gen ứng cử viên, để người ta thao tác trong kỹ thuật di truyền, tạo ra dòng lúa kháng mặn mới.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36012605/

 

Hình 1: Phổ biểu hiện của OsASR6. Hợp phẩn biểu hiện có tính chất nhạy cảm của OsASR6 trong (A) rễ lúa; (B) chồi thân lúa trong nghiệm thức xử lý ABA, H2O2, và stress NaCl. Phân tử Actin1 của cây lúa được sử dụng làm internal control để phân tích qRT-PCR. Dầu hoa thị biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ phiên mã của các nhóm 0 h. Số liệu trung bình ± SD. * p < 0.05, ** p < 0.01.

 

OsMPL423 giúp cây lúa chống chịu mặn và khô hạn

 OsMPL423 giúp cây lúa chống chịu mặn và khô hạn

Nguồn: Zhanmei Zhou, Jiangbo Fan, Jia Zhang, Yanmei Yang, Yifan Zhang, Xiaofei Zan, Xiaohong Li, Jiale Wan, Xiaoling Gao, Rongjun Chen, Zhengjian Huang, Zhengjun Xu, Lihua Li. 2022.  OsMLP423 Is a Positive Regulator of Tolerance to Drought and Salt Stresses in Rice. Plants (Basel); 2022 Jun 23;11(13):1653.  doi: 10.3390/plants11131653.

Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những loài cây lương thực chủ lực cho sự sống của loài người, năng suất lúa thường bị hạn chế bởi stress phi sinh học. Khô hạn và đất nhiễm mặn là stress phi sinh học gây thiệt hại đáng kể bậc nhất đối với nông nghiệp hôm nay. Tầm quan trọng của abscisic acid (ABA) trong sự tăng trưởng của cây và các phản ứng với stress phi sinh học được ghi nhận, người ta thấy rất cần phải xác định những gen mới gắn liền với sự truyền tín hiệu ABA. Các tác giả bài này sàng lọc gen nhạy cảm với khô hạn, có 158 gốc amino acid từ thư viện transcriptome cây lúa  khi phơi nhiễm trong nghiệm thức khô hạn, người ta thấy các nguyên tố cis liên quan đến ABA và rất nhiều nguyên tố cis liên quan đến stress khô hạn trong trình tự promoter của nó. Kết quả chạy real-time PCR cho thấy OsMLP423 bị kích hoạt rất mạnh mẽ bởi stress khô hạn và stress mặn. Phân tích kiểu hình theo tính trạng sinh lý và tính trạng sinh hóa của cây lúa transgenic khẳng định rằng sự biểu hiện mạnh mẽ của gen OsMLP423 làm tăng cường tính chống chịu đối với khô hạn và mặn của cây lúa. Sự biểu hiện của gen OsMLP423 dung hợp với GFP protein chỉ ra rằng OsMLP423 định vị trên cả hệ thống màng tế bào và trong nhân tế bào. So sánh với cây nguyên thủy (wild type: WT), gen OsMLP423 biểu hiện mạnh mẽ, tăng tính nhạy cảm của cây đối với ABA. Kết quả phân tích sinh lý cho thấy sự biểu hiện mạnh mẽ của OsMLP423 có thể điều tiết được hiệu quả mất nước và sự biểu hiện gen đáp ứng với ABA của cây lúa, dưới điều kiện stress khô hạn và stress mặn. Nó làm giảm sự tổn thương của màng tế bào và tích lũy ROS (reactive oxygen species). Kết quả này cho thấy OsMLP423 là một phân tử regulator tích cực để chống chịu khô hạn và mặn của cây lúa, kiểm soát tính chống chịu của cây lúa đối với stress phi sinh học thông qua con đường tín hiệu lệ thuộc vào ABA. Do vậy, nghiên cứu cung cấp một luận điểm  mới về cơ chế sinh lý và cơ chế phân tử của truyền tín hiệu ABA với gen OsMLP423 góp phần giúp cây lúa chống chịu được khô hạn và mặn.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35807608/

 

 

Đột phá trong giải mã gen chức năng làm tăng kích thước và giảm bạc bụng của hạt gạo

 Đột phá trong giải mã gen chức năng làm tăng kích thước và giảm bạc bụng của hạt gạo 

Sao chép dựa trên bản đồ của GL9. (A) Phân đoạn được thay thế ban đầu của GL9. Thanh tỷ lệ, 1 Mb. (B, C) Ánh xạ thay thế GL9. Giá trị là trung bình ± SE, ANOVA một chiều, Duncan, α = 0,01. (D) Sơ đồ các biến thể trong GL9 giữa HJX74 và NIL-gl9. (E) Biểu hiện tương đối của GL9 trong các mô của HJX74 và NIL-gl9. P0.5 – P11, các bông non có chiều dài trung bình khoảng 0,5, 1, 2, 5 và 11cm. R, gốc; ST, thân cây; L, lá; LS, bẹ lá. Nguồn: The Crop Journal (2022). DOI: 10.1016 / j.cj.2022.06.006.

 

Cải thiện năng suất trọng lượng hạt và và hình dáng của chúng là then chốt trong canh tác lúa. Hiện nay một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc đã xác định được một gen biến đổi có trong lúa hoang có chức năng kiểm soát chiều dài, chiều rộng và bạc bụng của hạt. Biến đổi này được gọi là gl9, có thể giúp chọn tạo ra các giống lúa mới có năng suất hạt cao và ngoại hình của hạt như mong muốn.

Gạo là lương thực chính của hàng triệu người trên thế giới. Những tiến bộ trong nghiên cứu di truyền và chọn giống đã hiện đại hóa việc trồng lúa, cải thiện trọng lượng của hạt, đây là yếu tố quan trọng quyết định cả năng suất hạt và chất lượng ngoại hình của gạo.

Các nghiên cứu tập trung vào các gen biểu hiện tính trạng số lượng (QTL) các vùng nhỏ của DNA kiểm soát các yếu tố như kích thước, chiều dài và hình dạng hạt đã đi đầu trong những tiến bộ này. Bằng cách xác định QTL (gen quy định các tính trạng) và kết hợp của nhiều giống lúa khác nhau, các nhà khoa học đã có thể tăng năng suất hạt ngũ cốc, góp phần vào tăng cường an ninh lương thực. Tuy nhiên, tiềm năng của tính trạng số lượng (QTL) tốt từ các giống lúa hoang, thường không được khai thác hay chưa được sử dụng đến.

Một loài lúa hoang có tên là Oryza glumaepatula đã được thu thập và chú ý vì nó là nguồn đa dạng di truyền quan trọng để cải tiến giống lúa trồng. Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc và Phòng thí nghiệm Quảng Đông về Nông nghiệp Hiện đại Lĩnh Nam đã phát triển hàng loạt các nguồn vật liệu di thông qua bằng cách lai tạo loài lúa hoang dại O. glumaepatula với HJX74, một giống lúa phổ biến ưu tú.

Phát hiện của nhóm nghiên cứu, được công bố trực tuyến vào ngày 19 tháng 7 năm 2022 và được công bố trên Tạp chí The Crop Journal, chứng minh gl9, một biến đổi cụ thể của gen GS9 từ loài lúa hoang dại O. glumaepatula, góp phần tạo ra năng suất hạt cao và chất lượng tốt trên giống lúa trồng.

Giáo sư Shaokui Wang, điều tra viên chính của nghiên cứu giải thích: “Một số giống lúa hoang có nguồn gen tốt sẽ có lợi cho giống lúa mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng chúng thường không thể kết hợp được vì các loài lúa hoang khá khác với loài lúa được trồng. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là thu hẹp khoảng cách này và kết hợp tính trạng tốt từ lúa hoang”.

Nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn chính. Giai đoạn đầu, một số vị trí được thay đổi (SSSL) được tạo ra bằng cách sử dụng loài lúa hoang (O. glumaepatula) làm cha mẹ chọn làm nguồn vật liệu cho và lai với giống lúa phổ biến (HJX74) làm cha mẹ nhận. Các SSSL này, trong đó các gen ngoại lai từ loài lúa hoang O. glumaepatula được tích hợp vào bộ gen của giống lúa HJX74, được phân tích di truyền và 12 tính trạng chiều dài hạt được xác định (GL), 9 tính trạng chiều rộng hạt (GW) được xác định và 9 tính trạng trọng lượng hạt đã được đánh dấu. Điều thú vị là một số tính trạng này được xác định trên bản đồ di truyền "alen" mới, tức là, một biến đổi di truyền mới, được gọi là gl9.

Alen này là một biến đổi của gen GS9, gen biểu hiện về hình dạng, kích thước và ngoại hình của hạt gạo đã được biết đến. Các so sánh bổ sung cho thấy vùng SSSL chứa alen gl9 có hạt dài và mảnh hơn so với HJX74 bố mẹ, đồng thời trọng lượng hạt và năng suất hạt trên mỗi cây cũng cao hơn. Điều này chỉ ra rằng alen gl9 có lợi cho việc cải thiện chất lượng gạo.

Tiếp theo, để khẳng định ảnh hưởng của alen này, người ta đã tạo ra các giống lúa biến đổi gen bằng cách đưa allen gl9 vào giống lúa HJX74 bằng kỹ thuật di truyền. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự có mặt của gl9 làm tăng chiều dài và độ mảnh của hạt gạo và giảm độ bạc bụng của hạt so với giống gốc HJX74. Sự kết hợp bổ sung trong chọn tạo giống lúa đã chứng minh rằng sự kết hợp của gl9 với các gen đã được sử dụng trước đó có thể làm tăng năng suất  chất lượng ngoại hình của hạt gạo.

Sự kết hợp trong nghiên cứu phát hiện chức năng điều khiển của gl9 như một alen mục tiêu điều khiển cải thiện năng suất lúa. Giáo sư Wang cho rằng: “Hiện nay, việc cải thiện sản xuất lương thực trở nên quan trọng đối với cả nông dân và chính phủ. Nhưng việc tăng năng suất lúa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của nó là một thách thức. Cải thiện cả hai yếu tố có tầm quan trọng lớn trong sản xuất lúa”.

Những phát hiện của giáo sư Wang và nhóm nhà khoa học nghiên cứu về gl9 là tiền đề cho những nghiên cứu trong các chương trình chọn tạo giống lúa. Các nhà khoa học đã đưa ra một bước rất cần thiết hướng tới an ninh lương thực vững chắc trong tương lai.

Di truyền tính chống chịu ngập của lúa và Arabidopsis

 Di truyền tính chống chịu ngập của lúa và Arabidopsis

Nguồn: Keita Tamura and Hidemasa Bono. 2022. Meta-Analysis of RNA Sequencing Data of Arabidopsis and Rice under Hypoxia. Life 2022, 12(7), 1079; https://doi.org/10.3390/life12071079 (published 19 July 2022)

 

Photo: ©FAO/Luc GenotHiện tượng thiếu ô xy do ngập trong nước “Hypoxia” là một stress phi sinh học của thực vật. Kết quả ngập lũ có từ biến đổi khí hậu mà mối đe dọa chủ yếu cho cây trồng làm tăng xác suất rủi ro của “hypoxic stress”. Những cơ chế phân tử ấy giải thích hiện tượng “hypoxia” của cây xanh đã được làm rõ hơn trong mấy năm gần đây, nhưng các gen mới có liên quan đến stress như vậy vẫn còn chưa có thông tin mới. Bài viết này, các tác giả nhằm mục đích hoàn thiện phương pháp meta-analysis of the RNA sequencing viết tắt là RNA-Seq, cơ sở dữ liệu của cây Arabidopsis (Arabidopsis thaliana) và cây lúa (Oryza sativa) trong nghiệm thức hypoxia. Người ta thu thập được 29 cặp “RNA-Seq data” của Arabidopsis và 26 cặp trong cây lúa bao gồm nghiệm thức xử lý hypoxic (ngập: submergence) và nghiệm thức normoxic (nghiệm thức đối chứng); sau đó ly trích những gen thường điều tiết theo kiểu “up” hoặc kiểu “down” trong thí nghiệm. Kết quả “meta-analysis” cho thấy 40 gen thuộc “up” và 19 gen thuộc kiểu “down”, trong hai loài thực vật này. Nhiều yếu tố phiên mã WRKY và enzyme cinnamate-4-hydroxylase được điều tiết theo kiểu “up”, nhưng chúng có trong hiện tượng hypoxia như thế nào vẫn còn chưa rõ. Kết quả meta-analysis xác định được những gen ứng cử viên đối với các cơ chế phân tử mới xảy ra trong thực vật, dưới nghiệm thức hypoxia.

Xem https://www.mdpi.com/2075-1729/12/7/1079

 

Di truyền tính chống chịu mặn từ lúa hoang Oryza longistaminata

 Di truyền tính chống chịu mặn từ lúa hoang Oryza longistaminata

Nguồn: Lei YuanLicheng ZhangXiao WeiRuihua WangNannan LiGaili ChenFengfeng FanShaoying HuangJianxiong LiShaoqing Li. 2022. Quantitative Trait Locus Mapping of Salt Tolerance in Wild Rice Oryza longistaminata. Int J Mol Sci.; 2022 Feb 21; 23(4):2379.  doi: 10.3390/ijms23042379.

 

Hình: Lúa hoang Oryza longistaminata.

 

Stress mặn là một trong những đối tượng gây thiệt hại nặng cho sản lượng lúa; độ mặn gia tăng cực trọng làm đe dọa sản xuất lúa trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu này, một quần thể con lai hồi giao (BIL) dẫn xuất từ cặp lai giữa giống 9311 và mẫu lúa hoang Oryza longistaminata được tạo ra để xác định các loci di truyền tiềm năng từ lúa hoang O. longistaminata đối với chống chịu mặn. Có 27 QTLs liên quan đến tính trạng chống chịu mặn được xác định trong 140 dòng con lai BILs, và có 17 QTLs hình thành nên bảy “QTL clusters” trên các nhiễm sắc thể khác nhau, trong số đó, có 18 QTLs dẫn xuất từ lúa hoang O. longistaminata, và một QTL có thang điểm tổn thương mặn (SIS: salt injury score), hàm lượng nước trong cây mạ (WCS) ở nghiệm thức xử lý mặn, và hàm lượng nước tương đối trong cây mạ (RWCS) được tái phát hiện, định vị cùng vị trí trên nhiễm sắc thể 2, và một cytochrome P450 86B1 (MH02t0466900) được đề nghị là một gen ứng cử viên tiềm năng có tính chống chịu mặn trên cơ sở phân tích chuỗi trình tự DNA và phân tích đổ biểu hiện của gen. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho chương trình cải tiến giống lúa trong tương lai, chống chịu mặn thông qua chiến lược “molecular breeding”.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35216499/

Hình: Những QTL được xác định có trong hệ gen lúa hoang Oryza longistaminata

Bên trái: thang chuẩn về độ dài di truyền của mỗi nhiễm sắc thể (tính bằng đơn vị cM)

Mũi tên hướng trên là locus đích của lúa hoang O. Longistaminata.

Mũi tr6n hướng xuống là locus đích của giống lúa 9311.

Màu xanh dương là QTL được tìm thấy trong thí nghiệm đầu tiên; màu đỏ là QTL được tìm thấy trong thí nghiệm thứ hai.

 

OsMADS27 làm tăng cường tính chống chịu mặn của cây lúa

 OsMADS27 làm tăng cường tính chống chịu mặn của cây lúa

Nguồn: Alamin AlfatihJing ZhangYing SongSami Ullah JanZi-Sheng ZhangJing-Qiu XiaZheng-Yi ZhangTahmina NazishJie WuPing-Xia ZhaoCheng-Bin Xiang. 2022. Nitrate-responsive OsMADS27 promotes salt tolerance in rice.Plant Commun; 2022 Oct 4; 100458.  doi: 10.1016/j.xplc.2022.100458. 

Stress mặn là một trở ngại rất lớn đến tăng trưởng và năng suất cây trồng. Phân nitrogen (N) được biết là có khả năng làm nhẹ bớt stress mặn. Tuy nhiên, các cơ chế phân tử vẫn chưa được biết rõ ràng. Người ta minh chứng rằng tính chống chịu mặn có lệ thuộc vảo nitrate được thao tác qua trung gian OsMADS27 trong cây lúa. Sự biểu hiện của protein OsMADS27 đặc biệt được kích hoạt bởi nitrate. Biểu hiện độ nhạy cảm với mặn của OsMADS27 còn mang tính chất lệ thuộc vào nitrate (nitrate-dependent). Những đột biến knockdown OsMADS27 tạo ra dòng lúa nhiễm mặn hơn là cây nguyên thủy (WT: wild type), trong khi đó, dòng lúa có sự biểu hiện mạnh mẽ OsMADS27 tỏ ra chống chịu tốt. Phân tích transcriptomic cho thấy OsMADS27 điều tiết theo kiểu “up” cùng với một số gen được biết trước đây có phản ứng với stress có trong hiện tượng sinh lý “ion homeostasis” (bảo hòa ion) và “antioxidation” (kháng ô xi hóa). Người ta chứng minh rằng OsMADS27 trực tiếp gắn với những promoters của gen OsHKT1.1 OsSPL7 để điều tiết sự biểu hiện của nó. Đáng chú ý là, tính chống chịu mặn bởi OsMADS27 có tính chất lệ thuộc vào nitrate và tương quan thuận với hàm lượng nitrate. Kết quả cho thấy vai trò của OsMADS27 đáp ứng với nitrate và những gen đích của nó ở downstream biểu hiện chống chịu mặn, đó chính là cơ chế phân tử của tính trạng chống chịu mặn được tăng cường nhờ phân nitrogen trong sản xuất lúa. Hơn nữa, sự biểu hiện mạnh mẽ gen OsMADS27 làm tăng năng suất lúa trong nghiệm thức xử lý stress mặn có bón phân nitrate đầy đủ. Kết quả gợi ra rằng OsMADS27 là một gen ứng cử viên rất triển vọng để cải tiến tính chống chịu mặn của cây lúa.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36199247/

 

Hình. OsMADS27 đặc biệt phản ứng với nitrate.806.

 

Di truyền tính chống chịu thiếu lân của cây lúa

 Di truyền tính chống chịu thiếu lân của cây lúa

Nguồn: Lu HongWang FeiYan WangRongbin LinZhiye WangMao Chuanzao. 2022. Molecular mechanisms and genetic improvement of low-phosphorus tolerance in rice. Plant Cell Environ.; 2022 Oct 8.;  doi: 10.1111/pce.14457.

Phosphorus (P) là nguyên tố đa lượng mà cây trồng có nhu cầu để tăng trưởng và phát dục. Orthophosphate (Pi), một dạng hình P được ưa thích của thực vật khi hấp thu lân, rất dễ dàng bị cố định trong đất, làm hàm lượng lân dễ tiêu rất thấp. Nguồn tài nguyền “phosphate rock” ngày càng hạn chế, phân bón có hiệu quả sử dụng lân thấp, và yêu cầu ngày càng cao của nông nghiệp xanh; tất cả trở nên quan trọng phải làm rõ những cơ chế phân tử liên quan đến phản ứng của cây đối với thiếu lân (P deficiency) và cải tiến hiệu quả sử dụng phosphate của cây trồng. Hơn 20 năm qua, tiến bộ to lớn của nội dung này đã và đang được hiểu nhiều hơn về những cơ chế điều tiết di truyền của phản ứng cây đói lân (P starvation). Ở đây, nhóm nghiên cứu viên đã tổng hợp lại một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu gần đây về cơ chế của “Pi acquisition” (hấp thu P), vận chuyển P, và phân phối P từ vùng rễ cho đến chồi thân; sự phân phối lại Pi và sử dụng lại Pi trong chu kỳ tăng trưởng & phát dục của cây; những cơ chế phân tử của vi khuẩn cộng sinh trong cây lúa (Oryza sativa L.) khi thiếu lân. Người ta còn thảo luận nhiều chiến lược để làm thế nào tăng cường mức độ hiệu quả sử dụng P làm tăng năng suất lúa.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36208118/

MoErv29 làm tăng cường “effector” của nấm Magnaporthe oryzae

MoErv29 làm tăng cường “effector” của nấm Magnaporthe oryzae 

Nguồn: Bin QianXiaotong SuZiyuan YeXinyu LiuMuxing LiuDanyu ShenHan ChenHaifeng ZhangPing WangZhengguang Zhang. 2022. MoErv29 promotes apoplastic effector secretion contributing to virulence of the rice blast fungus Magnaporthe oryzae. New Phytol.; 2022 Feb; 233(3):1289-1302.  doi: 10.1111/nph.17851. 

 

 

Trong mối tương tác giữa ký chủ và ký sinh, nhiều protein của nấm ký sinh được tiết ra bởi kết quả hoạt hóa lộ trình UPR (unfolded protein response). Muốn theo dõi được một cách hữu hiệu các protein như vậy (secretory proteins), trong qua trình phát triển bệnh lý, người ta sử dụng COPII (cytoplasmic coat protein complex II) biểu hiện vai trò đa chức năng mà việc làm rỏ ràng vai trò ấy vẫn còn hết sức hạn chế. Người ta khám phá ra rằng COPII cargo receptor có thuật ngữ khoa học là MoErv29 đảm nhận chức năng như đích đến của MoHac1, một yếu tố phiên mã đã được tìm thấy trước đây của lộ trình UPR pathway. Nấm Magnaporthe oryzae, sự mất đoạn của MoERV29 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng, phát sinh bào tử và sự xâm nhiễm có tính chất biotrophic của nấm đạo ôn vào cây lúa nhiễm bệnh. Người ta chứng minh được MoErv29 yêu cầu phải tiết ra những proteins thông qua sự nhận biết và sự kết gắn của những motif mang tính chất “amino-terminal tripeptide” theo sau peptide truyền tín hiệu. Thông qua kết quả phân tích tin sinh học, người ta dự đoán được một “cargo spectrum” của MoErv29, tìm thấy MoErv29 rất cần cho sự tiết ra nhiều protein như vậy, bao gồm “extracellular laccases apoplastic effectors. Chất tiết này xảy ra ở màng võng nội chất (endoplasmic reticulum-Golgi), theo một lộ trình tiết protein, rất quan trọng đối với sự nhận biết ra ký chủ và tính kháng bệnh đạo ôn. Kết quả nghiên cứu khẳng định MoErv29 khởi động sự tiết ra effector, khám phá này cung cấp một kết nối giữa COPII vesicle trafficking và lộ trình UPR.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34761375/

OsHXK3 mã hóa protein hexokinase có vai trò điều tiết tính trạng kích thước hạt lúa

 OsHXK3 mã hóa protein hexokinase có vai trò điều tiết tính trạng kích thước hạt lúa

Nguồn: Peng YunYibo LiBian WuYun ZhuKaiyue WangPingbo LiGuanjun GaoQinglu ZhangXianghua LiZefu Li & Yuqing He. 2022. OsHXK3 encodes a hexokinase-like protein that positively regulates grain size in rice. Theoretical and Applied Genetics October 2022; vol. 135: 3417–3431

Người ta ghi nhận và định tính gen SNG1, thông qua phương pháp “map-based cloning” và xác định chức năng của gen mã hóa protein OsHXK3, một hexokinase-like protein có vai trò quan trọng trong điều khiển kích thức hạt thóc.

Tính trạng kích thước hạt thóc la tính trạng nông học quan trọng xác định năng suất lúa và sự biểu hiện bên ngoài phẩm chất hạt gạo. Ở đây, người ta ghi nhận một khám phá ra đột biến short and narrow grain1 (sng1) làm giảm chiều dài, chiều rộng và khối lượng hạt. Người ta tiến hành phương pháp map-based cloning cho kết quả là: kiểu hình đột biến ấy được tạo ra bởi hình thức “loss of function” của gen OsHXK3 gen này mã hóa hexokinase-like (HKL) protein. OsHXK3 được kết gắn với ty thể bộ (mitochondria) và được phân bố trong giai đoạn protein phân rã thành amino acid (ubiquitously distributed) ở nhiều cơ quan khác nhau, ưu tiên cho những cơ quan còn non. Phân tích hoạt động “phosphoryl hóa glucose (Glc)” của bông lúa non và protoplasts; kết quả chỉ ra rằng OsHXK3 là một protein “non-catalytic hexokinase” (HXK). Sự biểu hiện mạnh mẽ của gen OsHXK3 không thể bù cho gen đột biến Arabidopsis glucose insensitive2-1 (gin2-1), như vậy OsHXK3 thiếu hoạt động truyền tín hiệu của Glc. Phân tích bằng kỹ thuật “scanning electron microscopy” cho thấy gen OsHXK3 ảnh hưởng đến tính trạng kích thước hạt thông qua tăng cường sự phát triển tế bào võ trấn của hóa lúa. Knockout chín gen OsHXK ngoại trừ gen OsHXK3 không làm thay đổi kích thước hạt lúa, như vậy chức năng của những gen OsHXKs biến thiên hết sức khác nhau trong cây lúa. OsHXK3 ảnh hưởng đến sinh tổng hợp gibberellin (GA) và hiện tượng sinh lý homeostasis. So sánh với cây lúa WT (wild type), gen OsGA3ox2 điều tiết có ý nghĩa theo kiểu “up” và gen OsGA2ox1 theo kiểu “down” ở bông lúa non có gen sng1, hàm lượng của Gas hoạt tính cao giảm đi đáng kể trong bông lúa non của cây lúa đột biến. Năng suất hạt trên mỗi cây lúa thuộc dòng lúa biểu hiện mạnh mẽ gen OsHXK3  (dòng OE-4 và dòng OE-35) tăng lên 10,91% và 7,62%, theo thứ tự, so với cây lúa wild type. Kết quả này minh chứng rằng thiếu men xúc tác HXK và chức năng nhạy cảm có vai trò quan trọng trong tính trạng kích thước hạt và có tiềm năng làm tăng năng suất lúa.

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04189-7

 

Phân tích transcriptome và proteome của nấm đạo ôn khi tương tác với cây lúa

 Phân tích transcriptome và proteome của nấm đạo ôn khi tương tác với cây lúa

Photo: ©FAO/Luc GenotNguồn: Jongbum JeonKi-Tae KimJaeyoung ChoiKyeongchae CheongJaeho KoGobong ChoiHyunjun LeeGir-Won LeeSook-Young ParkSeongbeom KimSun Tae KimCheol Woo MinSeogchan KangYong-Hwan Lee. 2022. Alternative splicing diversifies the transcriptome and proteome of the rice blast fungus during host infection. RNA Biol.; 2022; 19(1):373-385.  

doi: 10.1080/15476286.2022.2043040.

 

Sự kiện AS (alternative splicing) góp phần làm đa dạng phản ứng của tế bào và điều tiết phản ứng này đối với điều kiện môi trường bên ngoài, đó là tín hiệu phát triển của phân tử mRNA đa dạng và các isoforms của protein từ một gen đơn. Những nghiên cứu trước đây về AS trong các loài nấm gây bệnh (pathogenic fungi) đã tập trung vào “phổ biểu hiện” của AS isoforms dưới một số các điều kiện rất hạn chế. Người ta tiến hành phân tích phổ biểu hiện AS (AS profiles) của nấm gây bệnh đạo ôn cây lúa Magnaporthe oryzae, một đe dọa có tính chất toàn cầu đối với sản xuất lúa, bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu transcriptome chất lượng cao, đặc trưng cho sự tăng trưởng của khuẩn ty (mycelia) và các giai đoạn xâm nhiễm của nấm vào cây chủ. Có tất cả 4.270 AS isoforms được dẫn xuất từ 2.413 gen được phân lập, bao gồm 499 gen được điều tiết bởi infection-specific AS. Sự kiện AS xuất hiện nhằm gia tăng thời gian xâm nhiễm, với 32,7% AS isoforms được sản sinh trong khi xâm nhiễm vào cây chủ nhưng không thấy trong sợi khuẩn ty (mycelia). Phân tích những isoforms được quan sát ở từng giai đoạn nấm xâm nhiễm cho thấy rằng: 636 AS isoforms rất phong phú về số lượng so với phân tử “annotated mRNAs” tương ứng, đặc biệt là sau khi sau lần xâm nhiễm đầu tiên của hyphae vào tế bào cây lúa. Rất nhiều dominant isoforms như vậy được dự đoán mã hóa di truyền các protein có tính chất điều tiết (regulatory proteins) ví dụ như những yếu tố phiên mã (TFs) và men phospho-transferases. Người ta còn phân lập được những gen như vậy mã hóa các protein nhất định (distinct proteins) thông qua sự kiện AS và khẳng định rằng sự diễn dịch của một vài isoforms được ghi nhận thông qua phân tích proteomic, điều ấy chỉ ra rằng sự kiện AS có tiềm năng bởi tính chất chức năng mới hình thành (neo-functionalization) của một vài gen nào có có trong lúc nấm xâm nhiễm vào cây lúa. Phổ thể hiện được biết về thành phầncủa sự kiện “genome-wide AS” trong nhiều giai đoạn khác nhau xét trên tương tác giữa cây lúa và nấm M. oryzae hình thành nên luận điểm là: vai trò cũng như sự điều tiết của AS trong khi nấm xâm nhiễm vào cây lúa là nghiên cứu khả thi.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35311472/

 

TL1 mã hóa protein “C2H2 zinc finger” cải tiến phẩm chất cơm trong Oryza sativa L

 TL1 mã hóa protein “C2H2 zinc finger” cải tiến phẩm chất cơm trong Oryza sativa L

Nguồn: Guochao ZhaoShuifeng XieShipeng ZongTong WangChanjuan MaoJianxin Shi & Jianyue Li. 2022. Mutation of TL1, encoding a novel C2H2 zinc finger protein, improves grains eating and cooking quality in rice Theoretical and Applied Genetics October 2022; vol. 135: 3531–3543

Thực hiện dòng hóa và định tính một protein mới có tên là C2H2 zinc finger protein nó ảnh hưởng đến  phẩm chất cơm ngon thông qua hàm lượng amylose (AC) và sự phân bố chiều dài chuỗi amylopectin trong hạt gạo.

Một trong những mục tiêu quan trọng của cải tiến giống lúa là làm tăng năng suất, đồng thời  làm tăng phẩm chất gạo ECQ (eating and cooking quality). Điều khiển hàm lượng amylose (AC) và sự phân bố chiều dài chuỗi amylopectin ACLD (amylopectin chain-length distribution) của hạt bgạo là chiến lược chủ yếu để cải tiến ECQ của giống lúa. Những nghiên cứu trước đây cho thấy: một vài gen có liên quan đến tinh bột SSRGs (starch synthesis-related genes) cần phải có AC và ACLD bình thường, tuy nhiên, hệ thống điều tiết như vậy không rõ ràng. Ở đây, người ta ghi nhận dòng hóa và định tính một protein mới C2H2 zinc finger protein TL1 (Translucent endosperm 1) nó có thể điều tiết tích cực tổng hợp amylose trong hạt gạo. Mất chức năng của TL1 sẽ làm giảm  AAC (apparent amylose content), tinh bột tổng số, độ bề thể gel (gel consistency), và độ trở hồ (gelatinisation temperature), trong khi đó, làm tăng độ dính (viscosity), lipid tổng số, và tỷ lệ chuỗi amylopectin A với mức độ polymer hóa (DP) là 6–12; đối với chuỗi B1 là DP 13–24, làm cho hạt gạo tăng ECQ. Khi ECQ tăng lên, tất cả kết hợp với những biểu hiện thay đổi altered expression của nhiều hạt gạo với SSRGs thử nghiệm của hạt gạo có kiểu hình đột biến tl1. Bên cạnh đó, người ta thực hiện knockout gen TL1 của giống lú cao sản JiaHua NO.1 đã làm giảm AAC mà không có bất cứ ảnh hưởng phụ nào (side effects) đến những tính trạng nông học chủ lực. Kết quả này mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta  về các hệ thống điều tiết di truyền (regulating networks) của biến dưỡng tinh bột hạt gạo và cung cấp kiến thức cơ bản làm thế nào phẩm chất ECQ của lúa có thể được cải tiến thông qua những tiếp cận mới về di truyền.

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-022-04198-6

 

Di truyền  tính kháng bệnh đạo ôn lúa bởi gen Pita-Fuhui2663

 Di truyền  tính kháng bệnh đạo ôn lúa bởi gen Pita-Fuhui2663

Nguồn: Niqing HeFenghuang HuangMingxiang YuYebao ZhuQingshun Q LiDewei Yang. 2022. Analysis of a rice blast resistance gene Pita-Fuhui2663 and development of selection marker. Sci Rep.; 2022 Sep 1; 12(1):14917. doi: 10.1038/s41598-022-19004-y.

 

Bệnh đạo ôn lúa do nấm Magnaporthe oryzae gây ra. Ở đây, người ta đã xác định được một gen kháng từ giống lúa trồng Fuhui 2663 nó kháng với nấm đạo ôn có mẫu phân lập ký hiệu KJ201. Thông qua phân tích quần thể và phương pháp giải trình tự DNA, gen ứng cử viên được theo dõi định vị trên nhiễm sắc thể 12. Phương pháp “map-based cloning” cho thấy gen khángđược lập bản đổ ở quãng có độ lớn phân tử 80-kb chứa locus kháng của gen Pita. Ước đoán gen ứng cử viên và giải trình tự cDNA cho thấy rằng: gen đích trong giống lúa Fuhui 2663 allelic với gen Pita, nên người ta đặt ký hiện là Pita-Fuhui2663. Phân tích sâu cho thấy protein Fuhui 2663 có một thay đổi về amino acid: đó là gốc Ala (A) 918 trong Pita-Fuhui2663 được thay thế bởi Ser (S) trong Pita-S, làm cho sự thay đổi có ý nghĩa vê cấu trúc 3D của protein Pita-S. Thực hiện hệ thống CRISPR/Cas9 để  knockout chỉnh sửa gen, kết quả xác nhận rằng Pita-Fuhui2663 có chức năng điều khiển kiểu hình kháng của giống lúa Fuhui 2663. Quan trọng hơn là, Pita-Fuhui2663 không ảnh hưởng đến bất kỳ tính trạng nông học quan trọng nào khi so sánh với giống lúa mang gen Pita nhờ kết quả thí nghiệm knockout này, điều đó cho thấy tiềm năng ứng dụng gen Pita-Fuhui2663 trong chương trình cải tiến giống. Hơn nữa, marker chỉ thị Pita-Fuhui2663-dCAPS biểu thị rất tốt tính chuyên biệt và hiệu quả cao để phục vụ chọn giống nhờ chỉ thị phân tử, tìm dòng con lai kháng bệnh đạo ôn.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36050368/

 

Hình: Bản đồ di truyền và bản đồ vật lý của gen Pita-Fuhui2663.

 

Gen Pi-d2 điều khiển tính kháng bệnh đạo ôn lúa

 Gen Pi-d2 diều khiển tính kháng bệnh đạo ôn lúa

Pengfei XieJia LiuRuisen LuYanmei ZhangXiaoqin Sun. 2022. Molecular evolution of the Pi-d2 gene conferring resistance to rice blast in Oryza. Front Genet.; 2022 Sep 6; 13:991900. doi: 10.3389/fgene.2022.991900. 

Khai thác gen kháng bệnh (R) của cây trồng trong các chương trình cải tiến giống là một chiến lược nghiên cứu hiệu quả để quản lý các pathogens. Sự hiểu biết về biến thiên di truyền gen kháng R là cơ sở của luận điểm này. Bệnh đạo ôn lúa bởi nấm Magnaporthe oryzae, là bệnh hại nặng nề đối với sản xuất lúa. Gen kháng bệnh đạo ôn lúa Pi-d2 đại diện cho một lớp mới (new class) của gen kháng R bởi domain mới của nó có tính chất bên ngoài tế bào (novel extracellular domain). Người ta nghiên cứu tính đa hình trong nhân, topology có tính di truyền huyết thống và các thành phần định hình tiến hóa của gen Pi-d2 trong 67 mẫu giống lúa trồng và lúa hoang có quan hệ gần. Gen Pi-d2 có nguồn gốc rất sớm trong Poales và duy trì như một gen đơn mà không phát triển (expansion). Phát hiện cho thấy rằng những alen nhiễm Pi-d2 có thể được dẫn xuất từ sự thay thế của một nucleotide nào đó trong những alen kháng sau khi phân nhánh  subspecies của chi Oryza. Tính chất gen đa tính trạng mang chức năng rõ (functional pleiotropy) và các ảnh hưởng liên kết gen cho thấy có sự tiến hóa và sự sở hữu của những alen nhiễm bệnh trong quần thể cây lúa. Một bộ cặp mồi DNA được người ta phát triển từ các vị trí đa hình để tìm kiếm được đa hình nucleotide có chức năng (functional nucleotide polymorphism) quy định tính kháng bệnh của gen Pi-d2 trên cơ sở kết quả chạy PCR kinh điển. Mức độ đa dạng nucleotide  biến thiên giữa những domains khác nhau của gen Pi-d2, mà gen này có thể liên quan đến các chức năng hết sức đa dạng của từng domain của phản ứng cây lúa với bệnh đạo ôn. Chọn lọc định hướng (directional hoặc purifying) biểu thị bản chất trội (dominant) trong sự kiện tiến hóa ở mức độ phân tử của gen Pi-d2 được ghi nhận và biểu thị từng phần biến thiên di truyền mang chất bảo thủ.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36147495/

 

Chỉnh sửa gen OsDjA2 và OsERF104 giúp cây lúa kháng bệnh đạo ôn

 Chỉnh sửa gen OsDjA2 và OsERF104 giúp cây lúa kháng bệnh đạo ôn

Nguồn: Fabiano T.P.K.Távora, Anne Cécile Meunier, Aurore Vernet, Murielle Portefaix, Joëlle Milazzo, Henri Adreit, Didier Tharreau, Octávio L. Franco, Angela Mehta. 2022. CRISPR/Cas9-Targeted Knockout of Rice Susceptibility Genes OsDjA2 and OsERF104 Reveals Alternative Sources of Resistance to Pyricularia oryzae. Rice Science; Volume 29, Issue 6, November 2022, Pages 535-544

Gen OsDjA2 và OsERF104, mã hóa chaperone protein và APETELA2/ ethylene-responsive factor, theo thứ tự. Chúng là hai gen kích hoạt rất mạnh mẽ trong tương tác giữa cây lúa và nấm gây bệnh đạo ôn, chúng còn có chức năng trong lây nhiễm bệnh cây khi cho “gene silencing”. Người ta ghi nhận knockout gen bằng hệ thống CRISPR/Cas9 đối với OsDjA2 và OsERF104 dẫn đến kết quả cải tiến được tính kháng bệnh đạo ôn. Có tất cả 15 OsDjA2 (62.5%) và 17 OsERF104 (70.8%) cây T0 (dòng chuyển nạp)  được phân lập từ 24 cây tái sinh đối với từng mục tiêu, rồi sử dụng những thí nghiệm downstream tiếp theo đó. Đánh giá kiểu hình cây T1 mutant đồng hợp tử không những cho kết quả giảm đáng kể số vết bệnh trên lá mà còn giảm được % diện tích vùng lá bị bệnh, so với đối chứng. Kết quả cho thấy đột biến có chủ đích nhờ hệ thống CRISPR/Cas9 giúp gen gây nhiễm bệnh cây lúa trở thành genkháng bệnh phục vụ hiệu quả chương trình lai tạo giống lúa cao sản kháng đạo ôn.

Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1672630822000762

 

Hình 1. Thiết kế hệ thống CRISPR/Cas9 và xét nghiệm T7EI đối với hoạt động chỉnh sửa gen của sgRNA.

 

Di truyền gen Rc và chỉnh sửa gen “lúa đỏ” thông quan hệ thống CRISPR/Cas9

 Di truyền gen Rc và chỉnh sửa gen “lúa đỏ” thông quan hệ thống CRISPR/Cas9

Nguồn: ZHANG Yuanye, YIN Liying, LI Rongtian, HE Mingliang, LIU Xinxin, PAN Tingting, TIAN Xiaojie, BU Qingyun, LI Xiufeng. 2022. Breeding of Rc Function Restoration Red Rice via CRISPR/Cas9 Mediated Genome Editing. Chinese Journal of Rice Science ›› 2022Vol. 36 ›› Issue (6): 572-578. DOI: 10.16819/j.1001-7216.2022.211205

Sự phục tráng giống lúa đỏ mang lại cho người ta giá trị vô cùng to lớn, bởi tính chất phẩm chất gạo tốt và tính kháng mạnh mẽ với stress. Công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đã được sử dụng phổ cập để chỉnh sửa được gen Rc, phục tránh tính trạng vỏ bao hạt gạo mày đỏ, và đặt nền tảng cho cơ sở dữ liệu phục vụ cải tiến giống lúa phẩm chất gạo ngon và kháng được stress. Công nghệ CRISPR/Cas9  nhằm chỉnh sửa gen đích Rc với vector pYLCRISPR/ Cas9-Rc-gRNA được thiết kế và chuyển nạp vào cây lúa transgenic với 2 giống Kongyu 180 và Shangyu 453. Kết quả được minh chứng bởi chạy trình tự DNA và đánh giá kiểu hình. Hai dòng đột biến Rc được thu thập. Đối với KY-1, có 4 bases được bỏ đi từ vị trí 1414 bp đến vị trí 1417 bp, phân tử terminator được thay thể bởi phenylalanine. Đối với SY-1, có có một base bị mất ở vị trí 1411 bp, tạo ra kết quả khi chuyển nạp từ terminator đến aspartic acid. Hai loại hình của các vật liệu chỉnh sử gen ấy đã phục tráng lại kiểu hình “red rice” và chống chịu tốt “saline-alkali”. Kỹ thuật CRISPR/Cas9 cho phép thu thập được các dòng lúa đồng hợp với tính trạng “red seed coat”, cung cấp nguồn vật liệu nền phục vụ chó chương trình cải tiếng giống lúa gạo đỏ.

Xem http://www.ricesci.cn/EN/10.16819/j.1001-7216.2022.211205

 

Kiểu hình lúa chống chịu thiếu lân ở Madagascar

 Kiểu hình lúa chống chịu thiếu lân ở Madagascar

Nguồn: Juan Pariasca-TanakaMbolatantely Fahazavana RakotondramananaSarah Tojo MangaharisoaHarisoa Nicole RanaivoRyokei TanakaMatthias Wissuwa. 2022. Phenotyping of a rice (Oryza sativa L.) association panel identifies loci associated with tolerance to low soil fertility on smallholder farm conditions in Madagascar. PLoS One; 2022 May 18; 17(5):e0262707.  doi: 10.1371/journal.pone.0262707. 

 

Photo: ©FAO/Luc GenotCây lúa (Oryza sativa L.) là nguồn lượng thực chủ lực của Madagascar, nơi đó, nhu cầu lúa trên đầu người cao nhất trên thế giới. Lúa trồng ở Madagascar chủ yếu từ nông hộ nhỏ, đất kém phì nhiêu và không có sự đầu tư phân bón. Hậu quả là năng suất lúa ở mức thấp, chênh lệch năng suất lúa (yield gap) khá lớn trên toàn quốc. Kết quả nghiên cứu đánh giá tài nguyên di truyền giống lúa du nhập từ ngần hàng gen IRRI để xác định những giống cho cho nguồn gen có tiềm năng nhất và các loci liên quan đến tính trạng chống chịu độ phì nhiêu đất thấp (LFT: low soil fertility tolerance) mà tính trạng này có thể được sử dụng để cải tiến giống lúa trong điều kiện canh tác của địa phương. Các mẫu giống lúa được trồng trên ruộng không có phân bón thuộc cao nguyên ở trung tâm của đảo quốc Madagascar. Người ta áp dụng GWAS (genome-wide association study) xác định được  QTL điều khiển tính trạng khối lượng bông lúa trên cây, khối lượng rơm, sinh khối tổng số, ngày trổ bông và chiều cao cây. Người ta tìm thấy những loci tại các vị trí trên nhiễm sắc thể của các gen được biết điều khiển ngày trổ bông (hd1) và chiều cao cây (sd1), minh chứng được các quy trình tính toán của GWAS. Hai QTLs điều khiển khối lượng bông lúa định vị trên nhiễm sắc thể số 5 (qLFT5) và 11 (qLFT11); tính trạng khối lượng bông lớn nhất (superior panicle weight) được xem do những alen thứ yếu điều khiển (minor alleles). Đánh giá kiểu hình chi tiết ở nghiệm thức thiếu P và N cho thấy qLFT11 có liên quan đến sự bù đấp vào tăng trưởng của rễ ở nghiệm thức thiếu dinh dưỡng. Giống cho gen đích (IRIS 313-11949) mang cả alen có ích ở trạng thái minor được người ta xác định và được lai với giống lúa địa phương (X265) vốn rất thiếu những alen này để khởi động chương trình phát triển giống lúa mới thông qua kết hợp với MAS (marker-assisted selection); chọn giống tại ruộng (selection on-farm) trong vùng sinh thái mục tiêu hơn là chọn giống tại viện hoặc trạm trại nghiên cứu như phương pháp cụ thể.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35584097/

 

Di truyền tính trạng chống chịu thiếu lân của lúa hoang Oryza rufipogon

 Di truyền tính trạng chống chịu thiếu lân của lúa hoang Oryza rufipogon

Nguồn: Qianwen DengLiangfang DaiYaling ChenDecai WuYu ShenJiankun XieXiangdong Luo. 2022. Identification of Phosphorus Stress Related Proteins in the Seedlings of Dongxiang Wild Rice (Oryza rufipogon Griff.) Using Label-Free Quantitative Proteomic Analysis. Genes (Basel); 2022 Jan 4; 13(1):108. doi: 10.3390/genes13010108.

Tính trạng chống chịu thiếu lân (P) của cây lúa là tính trạng phức tạp được điều khiển bởi đa gen. Thông qua kết quả phân tích proteomics, người ta có thể tính trạng chống chịu thiếu lân có liên quan đến proteins trong ngân hàng gen tập đoàn lúa hoang hết sức độc đáo Dongxiang (Oryza rufipogon, DXWR), tập đoàn các mẫu lúa hoang này cho chúng ta kiến thức cơ bản để nghiên cứu cơ chế điều hành gen của nó. Theo nghiên cứu này, phương pháp proteomic cũng như phương pháp liên quan đến cơ sở dữ liệu transcriptome được người ta thực hiện, nhằm xác định những gen tiềm năng độc nhất vô nhị, phản ứng với stress do P thấp trong DXWR ở giai đoạn mạ. Kết quả ghi nhận rằng 3589 protein tích tụ có mức độ khác biệt chuyên tính có ý nghĩa (significant differential accumulation proteins) đã được phân lập giữa nghiệm thức P thấp và P bình thường xét theo kiểu hình rễ lúa của DXWR. Mức độ thay đổi ấy hơn 1,5 lần, bao gồm 60 protein điều tiết kiểu “up” và 15 protein điều tiết kiểu “down”, có 24 thay đổi biểu hiện hơn 1,5 lần trong cơ sỡ dữ liệu transcriptome. Thông qua kết quả phân tích QTLs, có 7 gen tương ứng với những proteins biểu hiện khác biệt nhau có ý nghĩa, người ta xác định được trong nghiên cứu này tuy chưa định tính và người ta thấy sự phân bố các quãng phân tử chứa QTLs liên quan đến tính trạng chống chịu thiếu lân (low P), hai trong những QTLs đó là LOC_Os12g09620 và LOC_Os03g40670 được tìm thấy ở cả hệ transcriptome và hệ proteome. Trên cơ sở phân tích, người ta tìm thấy trong tập đoàn DXWR các mẫu lúa hoang có thể gia tăngmức độ biểu hiện của PAPs (purple acid phosphatases), vị trí màng của phân tử P transporters (PTs), vùng hệ rễ lúa (rhizosphere area), và sự kiện splicing luân phiên, nó có thể làm giảm hoạt tính ROS (reactive oxygen species) để phản ứng với stresss do lân thấp. Nghiên cứu này sẽ cung cấp cho chúng ta nhận thức rất hữu ích về dòng hóa các gen chống chịu thiếu lân có nguồn gốc từ lúa hoang, cũng như làm rõ hơn cơ chế phân tử của chống chịu lân thấp trong tập đoàn DXWR.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35052448/

 

Tương tác giữa ký sinh (nấm đạo ôn) và ký chủ cây lúa

 Tương tác giữa ký sinh (nấm đạo ôn) và ký chủ cây lúa

Nguồn: Basavantraya N DevannaPriyanka JainAmolkumar U SolankeAlok DasShallu ThakurPankaj K SinghMandeep KumariHimanshu DubeyRajdeep JaswalDeepak PawarRitu KapoorJyoti SinghKirti AroraBanita Kumari SaklaniChandrappa Anil KumarSheshu Madhav MagantiHumira SonahRupesh DeshmukhRajeev RathourTilak Raj Sharma. 2022. Dynamics of Blast Resistance in Rice- Magnaporthe oryzae Interactions. J. Fungi (Basel).; 2022 May 30;8(6):584. doi: 10.3390/jof8060584.

 

Lúa là mễ cốc cung cấp lương thực cho toàn thế giới với hơn một phân ba dân số phải lệ thuộc vào nó. Sản lượng lúa gạo bị tác động bới nhiều yếu tố bất lợi như bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae gây ra. Đây là một trong những stress sinh học nguy hiểm nhất, tàn phá mùa màng hết sức nghiêm trọng. Bài tổng quan này thảo luận tầm quan trọng của cây lúa và nấm gây bệnh đạo ôn hiện tại và tương lai, theo ngữ cảnh toàn thế giới, theo sinh học của genomics và sinh học phân tử pathogen gây đạo ôn và cây lúa. Sự tương tác được trình bày trên cơ sở phân tử giữa cây lúa và nấm M. oryzae bởi các mô phỏng khác nhau về tương tác gen. Người ta còn xem xét tỉ mỉ về M. oryzae effector và Avr genes, vai trò của noncoding RNAs trong phát triển bệnh đạo ôn. Những QTLs điều khiển tính kháng bệnh đạo ôn; gen kháng (R); và các alen được phân lập, được dòng hóa, được định tính cũng nằm trong thảo luận của tổng quan. Việc sử dụng QTLs các các gen R  đối với tính kháng bệnh đạo ôn được thảo luận thông quan chọn tạo giống truyền thống và phương pháp transgenic. Cuối cùng, người ta tổng quan lại các ví dụ kinh điển  và những ứng dụng đầy tiềm năng của các công cụ chỉnh sửa gen gần đây nhất, phương pháp quản lý bệnh đạo ôn trên cây lúa.

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35736067/