Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

2021. Trương Ánh Phương. Ứng dụng chỉ thị phân tử để chọn hạt gạo không bạc bụng trong quần thể lai hồi giao

 ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ ĐỂ CHỌN HẠT GẠO KHÔNG BẠC BỤNG TRONG QUẦN THỂ LAI HỒI GIAO CỦA TỔ HỢP LÚA OM3673/TLR434//OM3673

Trương Ánh Phương , Phạm Thị Kim Vàng , Nguyễn Thị Lang , Nguyễn Thị Ngọc Ẩn

DOWNLOAD

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các dòng lúa mang gen không bạc bụng qua ứng dụng chỉ thị phân tử và phân tích bản đồ di truyền của các cá thể trong quần thể bằng phần mềm GGT (Graphical genotyping) để phục vụ cho công tác chọn tạo giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ thị phân tử biểu hiện đa hình rõ ràng, liên kết với đặc tính không bạc bụng đã được ghi nhận trên quần thể lai hồi giao OM3673/TLR434//OM3673. Hai chỉ thị Indel 5 và RM21938 cho kết quả tương đồng giữa kiểu gen bạc bụng và không bạc bụng với tỷ lệ 57% trên quần thể BC1F2 và 66% trên quần thể BC2F2. Bốn dòng mang vùng gen không bạc bụng trên nhiễm sắc thể số 7, đồng hợp theo bộ gen của bố là: BC2F3-14-1, BC2F3-30-10, BC2F3-50-80 và BC2F3-80-20-3 đã được chọn lọc. Các dòng này sẽ tiếp tục được đánh giá kiểu gen nhờ giải trình tự và phát triển thành giống triển vọng đưa vào sản xuất trong tương lai.

Abstract

The current study aimed to identify the unchalking genes-carrying rice lines via using molecular markers and GGTmap analysis for breeding program. The results showed that the utilized markers clearly revealed polymorphisms, and linked with the unchalking characteristics in the backcross populations of OM3673/TLR434//OM3673. Two molecular markers Indel 5 and RM21938 showed the similarity between the chalking and unchalking genotypes at a ratio of 45% on BC1F2 population and 70% on BC1F2 population, respectively. The study also selected four lines carrying unchalking genes on the locus in chromosome 7, these lines are homozygous according to the genome of parents (TLR434), those lines are BC2F3-14-1; BC2F3-30-10, BC2F3-50-80 and BC2F3-80-20-3. In conclusion, these rice lines will be used for the further study on the genotyping assessment based on genotyping by sequencing (GBS) for the development of new unchalking rice varieties in the future.