HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP BIẾN NẠP GEN QUA VI KHUẨN Agrobacterium SỬ DỤNG MÔ SẸO PHÔI HOÁ CHO GIỐNG LÚA J02 VÀ ĐS1
Hoàng Thị Giang, Vũ Thị Hường, Trần Hiền Linh
DOWNLOAD
Tiến hành nghiên cứu tối ưu phương pháp tạo mô sẹo phôi hóa và tái sinh cây cho hoàn thiện quy trình biến nạp gen thông qua vi khuẩn Agrobacterium cho hai giống lúa Japonica J02 và ĐS1. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô sẹo phát sinh trên nền môi trường NB cho kích thước mô sẹo phôi hoá lớn hơn trên nền môi trường MS. Cấu trúc khối mô sẹo tơi và tỷ lệ tạo mô sẹo đạt trên 89%, thích hợp cho biến nạp gen. Nền môi trường NB kết hợp chiếu sáng 12 h cho tỷ lệ tái sinh cao nhất. Để đồng nuôi cấy mô sẹo phôi hoá, mật độ quang vi khuẩn 0,3 được xác định là thích hợp nhất. Đánh giá được biểu hiện của gen GUS ở mô sẹo chuyển gen và cây chuyển gen tái sinh, điều đó chứng tỏ hiệu quả của quy trình biến nạp. Hiệu quả biến nạp gen ở hai giống lúa nghiên cứu đạt 60,0 - 66,94%.
This study was carried out to establish an efficient protocol for Agrobacteium-mediated transformation of two Vietnamese Japonica rice varieties, J02 and DS1. Before transformation, embryogenic callus induction and plant regeneration were evaluated. In comparison with MS basal medium, NB basal medium was more efficient to form larger average size of callus. Friable callus type and callus induction rate of above 89% were achieved. The highest regeneration rate was observed on NB basal medium under 12 hour photoperiod. Agrobacterium suspension at optical density of 0.3 was suitable for transformation. The expression of GUS gene was examined in callus and plantlets that revealed successful transformation. The transformation efficiency of 60.0 - 66.94% was obtained for both varieties.